Ẩn số sau lớp vỏ "Ăn sạch – Sống khỏe": Khi thực phẩm lành mạnh bị đội lốt

Ngọc Huyền-Mỹ Hoa - Thứ bảy, ngày 24/05/2025 13:06 GMT+7

Trong thời đại mà sức khỏe được đặt lên hàng đầu, “ăn sạch – sống khỏe” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành phong cách sống của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ thành thị, dân văn phòng và các bà mẹ bỉm sữa. Nhưng đằng sau vẻ ngoài xanh mướt, liệu có bao nhiêu phần là thực sự tốt cho sức khỏe và bao nhiêu phần chỉ là chiêu trò đánh lừa thị giác và niềm tin người tiêu dùng?

Ẩn số sau lớp vỏ "Ăn sạch – Sống khỏe": Khi thực phẩm lành mạnh bị đội lốt
Ẩn số sau lớp vỏ "Ăn sạch – Sống khỏe": Khi thực phẩm lành mạnh bị đội lốt. Ảnh minh họa.

Lành mạnh giả danh: Khi “xanh” không đồng nghĩa với “sạch”

Không ít người mua hàng đã bị mê hoặc bởi nhãn mác “healthy” mà quên đi điều cốt lõi: chính thành phần bên trong mới là yếu tố quyết định. Nhiều sản phẩm “ăn kiêng” hiện nay sử dụng bột đậu nành biến đổi gen (GMO) – loại nguyên liệu giá rẻ, dễ trồng nhưng có thể chứa glyphosate, một chất bị nghi ngờ có liên quan đến ung thư. Chưa hết, các loại chất tạo ngọt nhân tạo như aspartame, sucralose được sử dụng tràn lan trong các loại bánh protein, sữa hạt… có thể gây rối loạn thần kinh và ảnh hưởng hệ tiêu hóa nếu sử dụng lâu dài.


Việc các chất này không bị cấm không có nghĩa là chúng hoàn toàn vô hại. Khi được sử dụng thường xuyên và tích tụ trong cơ thể, tác động của chúng không thể xem thường.

Sạch bao bì – bẩn nguồn gốc: Nguy cơ từ thực phẩm không kiểm soát

Chỉ cần một vài cú click, người tiêu dùng có thể mua được đủ loại sản phẩm “siêu sạch”, “100% hữu cơ”, “nhập khẩu từ Nhật, Mỹ” với giá rẻ giật mình trên TikTok Shop hay các hội nhóm bán hàng online. Nhưng khi kiểm tra kỹ, không ít sản phẩm trong số đó không có giấy công bố chất lượng, không kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm, thậm chí không rõ nơi sản xuất.

Nhiều người dùng phản ánh sau khi dùng các sản phẩm “healthy” trôi nổi trên mạng, họ gặp các triệu chứng như đầy bụng, tiêu chảy, dị ứng… Điều đáng lo là phần lớn người tiêu dùng vẫn tin rằng: miễn có mác “ăn sạch” thì sản phẩm đó mặc định an toàn.

Chị Nguyễn Thảo (quận Bình Thạnh, TP.HCM), một người tiêu dùng thường xuyên mua đồ ăn healthy online, chia sẻ: “Tôi từng mua một loại bánh protein dán nhãn ‘gluten-free, không đường’ với bao bì rất chuyên nghiệp trên mạng. Nhưng chỉ sau hai lần ăn thì bị đầy bụng, khó tiêu kéo dài. Khi liên hệ với nơi bán thì không có ai chịu trách nhiệm, cũng chẳng tìm được thông tin cơ sở sản xuất.” Một trường hợp khác, anh Lê Văn Tú (Hà Nội) cho biết: “Tôi mua sữa hạt đóng chai trên mạng ở một cửa hàng khá có tiếng vì thấy giới thiệu là ‘thuần chay, không chất bảo quản. Nhưng khi mở ra thì có mùi lạ, kiểm tra kỹ thì không có hạn sử dụng rõ ràng, cũng chẳng có thông tin gì trên vỏ chai cả.”

Cái bẫy mang tên “thực phẩm lành mạnh cao cấp”

Một nghịch lý đang diễn ra: người tiêu dùng tin rằng mình đang ăn lành mạnh, nhưng thực chất lại đang lệ thuộc vào các sản phẩm chế biến sẵn, bổ sung phụ gia công nghiệp. Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard (2022), nhiều thực phẩm dán nhãn “giàu protein”, “giảm cân”, “low carb” lại có thể gây rối loạn chuyển hóa, thiếu hụt vi chất nếu không dùng đúng cách.

Hậu quả không chỉ là giảm cân thất bại, mà còn là cơ thể mệt mỏi, hệ tiêu hóa suy yếu, thậm chí ảnh hưởng lâu dài đến nội tiết và trao đổi chất. Lỗi không hoàn toàn thuộc về sản phẩm – mà một phần xuất phát từ sự ngộ nhận của người tiêu dùng về khái niệm "lành mạnh".

Lối sống “ăn sạch – sống khỏe” là xu hướng tích cực, nhưng nếu không trang bị đủ kiến thức, người tiêu dùng sẽ dễ trở thành nạn nhân của những chiêu trò tiếp thị tinh vi. Để tự bảo vệ mình, mỗi người nên:

  • Kiểm tra nguồn gốc rõ ràng, ưu tiên sản phẩm có chứng nhận hữu cơ, không GMO.

  • Đọc kỹ thành phần trên nhãn sản phẩm, tránh các chất tạo ngọt nhân tạo, phụ gia công nghiệp.

  • Ưu tiên thực phẩm tươi sống, chế biến tại nhà thay vì lệ thuộc vào “thực phẩm đóng gói tiện lợi”.

Sự lựa chọn thông minh không nằm ở những lời quảng cáo ngọt ngào, mà nằm ở ý thức và hiểu biết của người tiêu dùng. Đừng để “lối sống lành mạnh” chỉ là lớp vỏ hào nhoáng che giấu những rủi ro âm thầm bên trong.

Bài liên quan
Đây là những sản phẩm thường xuyên được một số cá nhân quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội.
Đây là những sản phẩm thường xuyên được một số cá nhân quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội.
Từ 2020-2024, Việt Nam chi 200-300 triệu USD mỗi năm để nhập 200-300 nghìn tấn thịt gà đông lạnh.
24/05/2025
Trước vấn nạn mượn danh tiếng để kinh doanh gian dối, ảnh hưởng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, cần phải có chế tài đủ mạnh để chấm dứt tình trạng này.
24/05/2025
Từ 1/6 tới, 37.000 hộ kinh doanh trên toàn quốc có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế.
24/05/2025
Chương trình lễ khai mạc đã diễn ra vào lúc 13h30p, thứ sáu, ngày 23/5/2025 tại sân khấu thực cảnh, sinh động dựng trên cánh đồng lúa tại khu vực Hang 2 khu du lịch Tam Cốc – Bích Động.
24/05/2025
Tin mới