Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ bị hạn chế trong quyền sử dụng đất trồng lúa

Phương Linh (T.H) - 02/01/2025

Luật Đất đai 2024 đã cho phép cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa trong hạn mức giao đất. Vậy liệu người hưởng lương thường xuyên có được mua đất trồng lúa?

Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ bị hạn chế trong quyền sử dụng đất trồng lúa
Ảnh minh hoạ

Theo Khoản 7 Điều 45 của Luật Đất đai 2024, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ bị hạn chế trong việc nhận chuyển nhượng hoặc nhận tặng cho đất trồng lúa nếu diện tích vượt quá hạn mức quy định tại Điều 176. Trong trường hợp này, họ phải thành lập tổ chức kinh tế và xây dựng phương án sử dụng đất trồng lúa. Phương án này cần tuân thủ các quy định tại Khoản 6 Điều 45 và phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, ngoại trừ trường hợp người nhận tặng cho là người thừa kế. Việc hạn chế này nhằm đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và hiệu quả.

Ngoài ra, Khoản 8 Điều 45 cũng nêu rõ một số trường hợp không được nhận chuyển nhượng hoặc nhận tặng cho quyền sử dụng đất, bao gồm:

Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng của cá nhân, trừ khi được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong khu vực này.

Các tổ chức, cá nhân không đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật cũng không được nhận chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất.

Từ đó, có thể thấy rằng pháp luật không có quy định cụ thể nào cấm người hưởng lương thường xuyên mua đất trồng lúa. Chỉ trong trường hợp nhận đất vượt quá hạn mức quy định tại Điều 176 thì mới cần thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa.

Bài liên quan
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 1668 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Quy hoạch này xác định một cấu trúc phát triển đô thị đa cực, đa trung tâm với 5 vùng đô thị chính, nhằm phát triển Hà Nội thành một thành phố hiện đại, bền vững và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân cư.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 1668 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Quy hoạch này xác định một cấu trúc phát triển đô thị đa cực, đa trung tâm với 5 vùng đô thị chính, nhằm phát triển Hà Nội thành một thành phố hiện đại, bền vững và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân cư.
Hà Nội muốn phát triển loạt khu đô thị mới tại Đông Anh, ngoài các đại dự án của Vingroup, Sun Group, BRG, Hà Nội đã bổ sung loạt dự án mới vào kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Đông Anh.
02/01/2025
Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và quản lý trật tự xây dựng. Theo thông tin từ UBND TP.HCM, trên địa bàn thành phố có tổng cộng 333 cơ sở và công trình chưa được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng.
02/01/2025
Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản khả năng sẽ tiếp tục "tăng nhiệt" trong giai đoạn đầu năm 2025.
02/01/2025
Mua chung cư chưa hoàn thiện đang là xu hướng được nhiều người quan tâm bởi tiềm năng sinh lời cao và giá cả phải chăng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích hấp dẫn, việc mua chung cư chưa hoàn thiện cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà người mua cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.
02/01/2025
Tin mới