Cảnh báo 4 hình thức lừa đảo xác thực sinh trắc học khuôn mặt

Thứ sáu, ngày 12/07/2024 18:11 GMT+7

VTV.vn - Bộ Công an đã phát hiện những nhóm lừa đảo hoạt động chuyên nghiệp như một nghề để kiếm sống, chuyên nghiên cứu các chính sách mới để từ đó cho ra các kịch bản lừa đảo.

Theo Bộ Công an, 5 tháng đầu năm nay, thiệt hại do tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã lên tới hơn 4.000 tỷ đồng, tức là bằng 94% so với cả năm 2023.

Để ngăn chặn việc lừa đảo, Ngân hàng Nhà Nước quy định, từ ngày 1/7/2024, các giao dịch trên 10 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học khuôn mặt. Việc xác thực này giúp truy vết và ngăn chặn các dòng tiền lừa đảo, dòng tiền vi phạm pháp luật như: cờ bạc online, rửa tiền … Nhưng ngay khi quy định có hiệu lực, đã có 4 hình thức lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học bùng phát:

Cảnh báo 4 hình thức lừa đảo xác thực sinh trắc học khuôn mặt - Ảnh 1.

Kẻ xấu đã mạo danh cán bộ ngân hàng, liên hệ với nạn nhân bằng các hình thức như gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội như Zalo, Facebook... để hướng dẫn, thu thập thông tin sinh trắc học.

Cảnh báo 4 hình thức lừa đảo xác thực sinh trắc học khuôn mặt - Ảnh 2.

Một số đối tượng có thể lập nick gây nhầm lẫn như nhân viên ngân hàng, giả mạo hỗ trợ khách hàng, trà trộn tương tác với những bình luận của khách hàng dưới bài đăng trên mạng xã hội chính thức của ngân hàng để đề nghị khách hàng liên hệ riêng.

Cảnh báo 4 hình thức lừa đảo xác thực sinh trắc học khuôn mặt - Ảnh 3.

Trong nhiều trường hợp, kẻ xấu yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt, thậm chí cả giọng nói và cử chỉ của khách hàng để được hỗ trợ. Khi có được thông tin và tài khoản của người dùng, đối tượng xấu dễ dàng đăng nhập vào tài khoản và đánh cắp toàn bộ tiền của nạn nhân.

Cảnh báo 4 hình thức lừa đảo xác thực sinh trắc học khuôn mặt - Ảnh 4.

Kẻ xấu cũng có thể đề nghị người dùng truy cập vào đường link giả mạo do chúng tạo ra để tải và cài đặt ứng dụng thu thập sinh trắc học nhưng thực chất là tải về file có chứa mã độc, phần mềm gián điệp nhằm khai thác sâu hơn nữa những thông tin của nạn nhân.

Theo Bộ Công an, ngay khi Việt Nam triển khai chính sách mới, sự kiện mới, một số đối tượng ở nước ngoài đã liên hệ với các cá nhân ở Việt Nam để nhanh chóng triển khai phương thức lừa đảo, giả danh nhân viên ngân hàng thực hiện hỗ trợ cập nhật sinh trắc học cho người dân.

Bộ Công an đã phát hiện có những nhóm lừa đảo hàng trăm đối tượng, hoạt động chuyên nghiệp như một nghề để kiếm sống, chỉ chuyên dành thời gian nghiên cứu các chính sách vừa mới ra đời và từ đó nhanh chóng cho ra đời các kịch bản lừa đảo.

Việc cập nhật sinh trắc học khuôn mặt để chuyển khoản tiền nhưng đối tượng lừa đảo giờ đã có thể dùng cả ảnh chụp của nạn nhân được tạo nên từ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để lừa đảo. Vậy ông có thể phân tích thêm về thủ đoạn này và cách phòng tránh bị trở thành nạn nhân.

Theo ông Vũ Ngọc Sơn từ Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, xác thực sinh trắc học là giải pháp tốt nhưng còn nguy cơ các đối tượng lừa đảo thuê người lập tài khoản và thuê chính những người này thực hiện việc chuyển tiền cho chúng. Do đó, người dùng cần đặc biệt cảnh giác, không tiếp tay cho đối tượng lừa đảo.

Cảnh giác lừa đảo xác thực sinh trắc học Cảnh giác lừa đảo xác thực sinh trắc học

VTV.vn - Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo tình trạng lợi dụng chính sách yêu cầu cập nhật sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng trực tuyến để lừa đảo.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Từ khoá:
Bài liên quan
Theo một báo cáo gây chấn động từ Resemble AI, chỉ trong quý I/2025, thiệt hại toàn cầu do các vụ lừa đảo bằng công nghệ deepfake đã vượt 200 triệu USD. Từ những đoạn video chính trị bị thao túng, các cuộc gọi giả mạo người thân cho đến hình ảnh nhạy cảm được AI dựng lại, deepfake đang trở thành vũ khí lừa đảo mới, tinh vi và cực kỳ nguy hiểm.
Theo một báo cáo gây chấn động từ Resemble AI, chỉ trong quý I/2025, thiệt hại toàn cầu do các vụ lừa đảo bằng công nghệ deepfake đã vượt 200 triệu USD. Từ những đoạn video chính trị bị thao túng, các cuộc gọi giả mạo người thân cho đến hình ảnh nhạy cảm được AI dựng lại, deepfake đang trở thành vũ khí lừa đảo mới, tinh vi và cực kỳ nguy hiểm.
Một nghiên cứu mới từ Câu lạc bộ ô tô Đức (ADAC) – tổ chức cứu hộ xe lớn nhất châu Âu – cho thấy, xe điện (EV) đang chứng minh được độ tin cậy vượt trội so với xe sử dụng động cơ đốt trong (ICE), với tỷ lệ sự cố thấp gần một nửa trong giai đoạn 2020 - 2022.
12/07/2024
Người dùng nên duy trì thói quen xóa thư mục trống để giải phóng bộ nhớ và thường xuyên khởi động lại thiết bị, giúp smartphone hoạt động mượt mà và hiệu quả hơn.
12/07/2024
Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, để điện thoại cách tai hoặc đặt trong túi, cặp khi không sử dụng giúp giảm mức năng lượng cơ thể hấp thụ.
12/07/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cho thấy tiềm năng to lớn trong việc hỗ trợ các nhà kinh tế dự báo chính sách lãi suất với độ chính xác cao hơn. Đó là kết luận do Viện nghiên cứu kinh tế DIW Berlin (Đức) đưa ra, sau khi phân tích các tuyên bố của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong hơn 6 năm qua.
12/07/2024
Tin mới