Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo khi săn ưu đãi cuối năm

Theo VTV Digital - Thứ tư, ngày 18/12/2024 13:47 GMT+7

Dịp cuối năm, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, kéo theo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn từ các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các đối tượng xấu lợi dụng để lừa đảo, mạo danh các sàn thương mại điện tử, gửi email, tin nhắn giả mạo nhằm chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng.

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo khi săn ưu đãi cuối năm
Người dân cần xác minh danh tính của đối tượng, tìm hiểu độ uy tín của người bán và chất lượng sản phẩm trước khi mua hàng

Cuối năm là thời điểm các sàn thương mại điện tử đưa ra hàng loạt chương trình khuyến mãi, giảm giá lớn để kích thích nhu cầu mua sắm của người dân. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà các đối tượng lừa đảo lợi dụng tâm lý săn mã giảm giá để tiếp cận nạn nhân qua các email, tin nhắn khuyến mãi giả mạo từ các sàn thương mại điện tử.

Thực tế, những phiên livestream quảng cáo với mã giảm giá hấp dẫn đã vô tình trở thành nơi cho các đối tượng lừa đảo lợi dụng, vì họ có thể dễ dàng thu thập thông tin cá nhân của người mua từ các bình luận. Hành vi này khiến cho người tiêu dùng gặp phải nguy cơ không nhận được sản phẩm, nhận hàng giả hoặc hàng kém chất lượng, thậm chí là mất tiền mà không nhận được gì.

Theo cảnh báo từ Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), người dân cần đặc biệt cẩn trọng khi thực hiện giao dịch trực tuyến, nhất là qua mạng xã hội. Trước khi mua hàng, người dân cần xác minh danh tính của người bán và kiểm tra độ uy tín của các trang bán hàng. Đặc biệt, không nên chuyển tiền đặt cọc trước cho các giao dịch không rõ ràng.

Một trong những chiêu thức lừa đảo phổ biến là việc tạo tài khoản giả mạo y hệt trang chính thức của người bán. Khi người tiêu dùng để lại thông tin trong phần bình luận, các đối tượng lừa đảo sẽ lập tức liên hệ và yêu cầu chuyển khoản. Những dấu hiệu nhận biết trang web giả mạo bao gồm: thời gian lập trang ngắn, số lượng người theo dõi ít, tương tác chủ yếu đến từ các tài khoản ảo. Các đối tượng này cũng thường xuyên thúc giục người mua nhanh chóng chốt đơn và chuyển tiền.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người tiêu dùng nên kiểm tra kỹ các fanpage và trang web bán hàng để xác minh nguồn gốc. Nếu phát hiện dấu hiệu nghi vấn, người tiêu dùng cần báo cáo trực tiếp cho nền tảng mạng xã hội hoặc gửi thông tin về Cục An toàn thông tin để xử lý.

Ngoài ra, để bảo vệ thông tin cá nhân, người tiêu dùng cần thận trọng trong việc chia sẻ thông tin như thẻ căn cước công dân, tài khoản ngân hàng. Các cuộc gọi hoặc tin nhắn không rõ nguồn gốc cũng cần được xác minh kỹ càng trước khi tiếp nhận.

Bài liên quan
Đại diện Phòng Cảnh sát Giao thông (CSGT) - Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, ngày (14/04/2025), đơn vị đã tiến hành thiết lập biên bản và ra quyết định xử phạt đối với tài xế xe ô tô có hành vi phạm khi đi vào đường ngang.
Đại diện Phòng Cảnh sát Giao thông (CSGT) - Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, ngày (14/04/2025), đơn vị đã tiến hành thiết lập biên bản và ra quyết định xử phạt đối với tài xế xe ô tô có hành vi phạm khi đi vào đường ngang.
Hà Nội sẽ áp dụng mức xử phạt gấp đôi đối với một số vi phạm về an toàn thực phẩm.
18/12/2024
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có chỉ đạo về việc tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP Hồ Chí Minh.
18/12/2024
Mặc dù đã chính thức bị cấm từ năm 2025 tại Việt Nam, thế nhưng không quá khó để bắt gặp hình ảnh một người vẫn sử dụng thuốc lá điện tử (thuốc lá nung nóng). Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu họ đang “thực sự” không biết về hành vi vi phạm của mình hay cố tình bất chấp pháp luật?
18/12/2024
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành và yêu cầu tiêu hủy trên toàn quốc lô sản phẩm dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin, hộp 1 tuýp 30g, do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
18/12/2024
Tin mới