Chìa khóa cho an ninh năng lượng của Nhật Bản

Mỹ Hoa - Thứ năm, ngày 24/04/2025 00:00 GMT+7

Vừa qua, nhà sản xuất thiết bị quang học Nhật Bản Konica Minolta đang chuẩn bị sản xuất một lớp màng bảo vệ có thể kéo dài gấp đôi tuổi thọ của các tấm pin Mặt trời có thể uốn cong perovskite lên khoảng 20 năm. Đây là sáng kiến giúp Nhật Bản thúc đẩy các giải pháp năng lượng xanh.

Chìa khóa cho an ninh năng lượng của Nhật Bản
Trụ sở công ty Konica Minolta tại Nhật Bản

Lớp màng này sẽ bao phủ các bề mặt hướng về phía ánh sáng Mặt trời của các tấm quang điện perovskite linh hoạt, ngăn không cho hơi ẩm thấm vào. Konica Minolta sẽ sản xuất lớp màng này tại một nhà máy hiện có ở Nhật Bản và bắt đầu cung cấp các mẫu ngay trong năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2026.

Pin Mặt trời perovskite được coi là bước đột phá trong lĩnh vực năng lượng tái tạo vì chúng có thể được lắp đặt ở những vị trí trước đây không thể tiếp cận được, chẳng hạn như tường của các tòa nhà. Tuy nhiên, các tấm pin perovskite chỉ tồn tại được 10-15 năm, bằng một nửa tuổi thọ của tấm pin Mặt trời thông thường. Cấu trúc tinh thể của vật liệu perovskite rất mỏng manh.

Thành phần hóa học của pin Mặt trời perovskite giống với vật liệu phát quang điện hữu cơ, một sản phẩm đặc biệt của Konica Minolta. Konica Minolta đang chuẩn bị cho quá trình sản xuất quy mô lớn, dự kiến bắt đầu vào khoảng năm 2027.

Các tấm pin này dự kiến sẽ chiếm khoảng 10% lượng điện tiêu thụ của hộ gia đình. Nhật Bản hiện phụ thuộc rất nhiều vào pin năng lượng Mặt trời của Trung Quốc. Do đó, việc đưa vào sử dụng các tấm pin perovskite do Nhật Bản sản xuất được coi là chìa khóa cho an ninh năng lượng của nước này.

Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia nỗ lực trong chuyển đổi xanh. Với các sáng kiến then chốt như định giá carbon theo hướng tăng trưởng, tích hợp các biện pháp khuyến khích tài chính, xây dựng Cộng đồng không phát thải châu Á (AZEC), phát triển kiên minh chuyển đổi xanh, cùng với mục tiêu chuyển đổi năng lương xanh, phát triển nền kinh tế carbon thấp, hướng mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, Nhật Bản đang khẳng định vị thế tiên phong trên trường quốc tế trong phát triển bền vững…/.

Bài liên quan
Theo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giá bưởi xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc trung bình đạt 2,4 USD/kg tương đương khoảng hơn 61.000 đồng/kg, cao hơn 30% so với giá tại Trung Quốc.
Theo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giá bưởi xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc trung bình đạt 2,4 USD/kg tương đương khoảng hơn 61.000 đồng/kg, cao hơn 30% so với giá tại Trung Quốc.
Trong bối cảnh làn sóng chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, cùng với xu hướng chuyển dịch xanh, tiêu dùng xanh ngày càng bùng nổ trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Đây cũng là cơ hội để hàng hoá Việt Nam chinh phục những thị trường xanh như châu Âu.
24/04/2025
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đợt nắng nóng diện rộng đầu tiên của năm 2025 đã bắt đầu, với nhiệt độ cao nhất từ 35-37 độ C, có nơi lên tới 38-39 độ C. Trước những tác động bất lợi của thời tiết, các cơ quan chức năng và người dân đang triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với tôm nuôi.
24/04/2025
Dù hệ thống phân phối hiện đại phát triển, chợ dân sinh vẫn giữ vai trò cung ứng chính, chiếm tới 65% tổng lượng hàng hóa tiêu thụ tại TP Hồ Chí Minh.
24/04/2025
Các mặt hàng thường bị giả mạo xuất xứ gồm dệt may, đồ gỗ, mật ong, nhôm, sắt thép, thủy sản…
24/04/2025
Tin mới