Đề xuất giảm và giãn lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Ban Thời Sự - Thứ năm, ngày 20/03/2025 23:42 GMT+7

Dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đang có nhiều ý kiến khác nhau về thuế suất, mức thuế, lộ trình tăng thuế đối với các sản phẩm.

Đề xuất giảm và giãn lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
Ảnh minh hoạ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Bộ Tài chính và cơ quan thẩm tra tiếp tục tham vấn kỹ ý kiến của các bộ, ngành liên quan, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp để bổ sung thông tin, dữ liệu cho phương án tăng thuế, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp tới.

Đa số doanh nghiệp cho rằng việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết nhưng cần xem xét giảm mức tăng và giãn lộ trình tăng một cách hợp lý. Ví dụ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu trên 20 độ, Bộ Tài chính đang nghiêng về phương án 2: Tăng thuế lên 80% vào năm 2026 và mỗi năm tăng 5% lên đến 100% vào năm 2030.

Nhưng cộng đồng doanh nghiệp lại cho rằng nên tăng thuế từ năm 2028 và tăng 5 năm liên tục, mỗi năm 5% như phương án 1.

Nhiều chuyên gia cũng đánh giá hiện nay, đầu tư và tiêu dùng đang chiếm trên 90% tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và để kích cầu tiêu dùng, từ năm 2028 mới nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tăng thu cho ngân sách nhà nước, góp phần hạn chế tiêu dùng hàng hoá xa xỉ, có ảnh hưởng cho sức khoẻ, môi trường. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ lưỡng để có phương án tăng thuế phù hợp.

Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho biết: "Phải tính toán thế nào cho hài hòa các lợi ích, còn chúng ta chỉ đưa để số thu tăng lên thì có khi nó lại ngược lại. Không giảm thiểu tiêu dùng, mà có khi chuyển sang các sản phẩm khác và có khi ngân sách thất thu bởi buôn lậu, các sản phẩm không chính thống".

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẽ tổng hợp các ý kiến và gửi báo cáo tới cơ quan thẩm tra và soạn thảo chỉnh lý dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.

Bài liên quan
Cục Hải quan công bố vụ việc liên quan đến gian lận xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu với tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính trên 17 tỷ đồng.
Cục Hải quan công bố vụ việc liên quan đến gian lận xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu với tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính trên 17 tỷ đồng.
Trong thời đại mà sức khỏe được đặt lên hàng đầu, “ăn sạch – sống khỏe” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành phong cách sống của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ thành thị, dân văn phòng và các bà mẹ bỉm sữa. Nhưng đằng sau vẻ ngoài xanh mướt, liệu có bao nhiêu phần là thực sự tốt cho sức khỏe và bao nhiêu phần chỉ là chiêu trò đánh lừa thị giác và niềm tin người tiêu dùng?
20/03/2025
Đây là những sản phẩm thường xuyên được một số cá nhân quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội.
20/03/2025
Từ 2020-2024, Việt Nam chi 200-300 triệu USD mỗi năm để nhập 200-300 nghìn tấn thịt gà đông lạnh.
20/03/2025
Trước vấn nạn mượn danh tiếng để kinh doanh gian dối, ảnh hưởng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, cần phải có chế tài đủ mạnh để chấm dứt tình trạng này.
20/03/2025
Tin mới