Đề xuất tăng mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm lên gấp đôi quy định chung

Thục Khuê (t/h) - 06/12/2024

Việc tăng mức xử phạt gấp đôi được kỳ vọng tạo sức răn đe mạnh mẽ đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm, hướng đến xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.

Đề xuất tăng mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm lên gấp đôi quy định chung
Cần tăng cường tuyên truyền; khuyến khích vai trò giám sát của nhân dân về an toàn thực phẩm.

Tại hội nghị phản biện xã hội về dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP) vừa diễn ra, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, ông Vũ Cao Cương, đã trình bày dự thảo Nghị quyết, đề xuất tăng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính lên gấp đôi so với quy định tại các Nghị định hiện hành.

Theo đó, mức tiền phạt sẽ là mức tối đa được quy định tại Luật Thủ đô năm 2024, nhằm tăng tính răn đe, đảm bảo tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm tuân thủ nghiêm các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm.

kiểm tra.webp

Kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội (Ảnh: Báo Sức khoẻ và Đời sống)

Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm

Ông Vũ Cao Cương nhấn mạnh, công tác bảo đảm ATTP luôn được lãnh đạo TP Hà Nội quan tâm sát sao. Trong thời gian qua, thành phố đã đẩy mạnh truyền thông, tập huấn và xử lý nghiêm các vi phạm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các chế tài hiện hành chưa đủ sức răn đe, dẫn đến nhiều vi phạm tiếp diễn.

Các ý kiến tại hội nghị cũng đồng tình rằng, vệ sinh ATTP là lĩnh vực quan trọng liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân. Việc ban hành Nghị quyết tăng mức xử phạt là cần thiết để cải thiện tình hình, đồng thời tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, hỗ trợ triển khai hiệu quả Luật Thủ đô.

Tăng cường giám sát, bổ sung quy định chi tiết

Nhiều đại biểu cho rằng, để Nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả, cần tập trung vào các giải pháp thực tiễn. Trước hết, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm. Song song đó, việc phân quyền quản lý cho chính quyền cơ sở là cần thiết để tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát tại chỗ. Vai trò của cộng đồng cũng cần được khuyến khích thông qua các cơ chế khen thưởng cho những cá nhân phát hiện và báo cáo vi phạm. Đồng thời, mức xử phạt cần được phân hóa linh hoạt theo mức độ vi phạm, tránh áp dụng cứng nhắc mức phạt gấp đôi cho tất cả các trường hợp, nhằm giảm thiểu nguy cơ phát sinh tiêu cực trong quá trình thực thi.

Đại biểu Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, đề nghị bổ sung các phụ lục chi tiết về tình hình vi phạm ATTP hiện nay để các cơ quan chức năng và người dân dễ dàng thực hiện, giám sát. Đồng thời, cần tăng cường đường dây nóng để người dân báo cáo các hành vi vi phạm, từ đó hỗ trợ cơ quan chức năng xử lý kịp thời.

Việc ban hành Nghị quyết này không chỉ hướng đến mục tiêu răn đe mà còn tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp, cá nhân tuân thủ tốt hơn các quy định về ATTP, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Bài liên quan
Tại Trung Quốc, hoạt động bán lẻ và dịch vụ ghi nhận một số tín hiệu khởi sắc trong dịp cuối năm, khi người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn chuẩn bị cho năm mới.
Tại Trung Quốc, hoạt động bán lẻ và dịch vụ ghi nhận một số tín hiệu khởi sắc trong dịp cuối năm, khi người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn chuẩn bị cho năm mới.
Trong thời gian vừa qua, đã xảy ra một số vụ ngộ độc rượu làm nhiều người phải nhập viện cấp cứu, trong đó có một số trường hợp tử vong.
06/12/2024
Việc mua sắm online đã trở thành thói quen của một bộ phận người dân. Và mua sắm Tết online cũng không còn xa lạ.
06/12/2024
Đường phố Sydney, Australia đã được trang hoàng lộng lẫy để đón mùa lễ hội cuối năm. Tuy nhiên, niềm tin của người tiêu dùng bị vơi bớt ít nhiều vì lạm phát vẫn dai dẳng.
06/12/2024
Nước vo gạo, một nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp, lại mang đến nhiều lợi ích đáng kinh ngạc từ chăm sóc tóc, dưỡng da đến hỗ trợ tiêu hóa.
06/12/2024
Tin mới