Tỏi không chỉ là loại gia vị thiết yếu và quen thuộc trong bữa cơm của mỗi gia đình Việt mà còn có nhiều tác dụng trong việc phòng, điều trị bệnh tim mạch, ung thư, nhiễm trùng, xương khớp.
Ăn tỏi sống khi bụng đói có thể giúp giảm mức cholesterol. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng (Mỹ), bổ sung tỏi có thể ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch và cải thiện sức khỏe tim mạch. Tỏi sống có chứa một thành phần gọi là allicin, giúp làm loãng máu và giảm mức cholesterol.
Vì vậy, cách tốt nhất để tiêu thụ tỏi là ăn tỏi sống khi bụng đói vì tỏi tươi có chứa allicin và thành phần này bị loãng trong quá trình nấu nướng. Để giữ lại dinh dưỡng tối đa, nhai tỏi sống với cốc nước là phương thuốc tốt nhất để cải thiện sức khỏe tim mạch và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Trộn tỏi với mật ong để làm thuốc chữa cảm lạnh hiệu quả. Thành phần chống vi khuẩn trong tỏi kết hợp với khả năng làm dịu của mật ong sẽ làm giảm viêm ở cổ họng, do đó giúp phục hồi nhanh hơn.
Trà tỏi sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khi thời tiết thay đổi. Bạn chỉ cần giã vài tép tỏi, sau đó ngâm trong nước nóng và nhâm nhi đồ uống này. Có thể thêm một chút mật ong và chanh để làm dịu cổ họng và tăng cường tác dụng kháng khuẩn của trà.
Vì sự thay đổi thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến da, hãy thử sử dụng dầu ngâm tỏi để chống khô da. Tỏi là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm có thể hữu ích trong việc duy trì làn da khỏe mạnh. Dùng một ít dầu ngâm tỏi nhẹ nhàng thoa nó lên các vùng da bị ảnh hưởng như bị khô hoặc xoa bóp tổng thể để trẻ hóa làn da.
Khi xào rau, bạn có thể cho thêm tỏi vào để tạo mùi thơm và hương vị cho món ăn. Thực tế cho thấy các hợp chất lưu huỳnh phong phú trong tỏi đã được biết đến với tác dụng hỗ trợ hệ hô hấp, đặc biệt là trong những thời điểm thời tiết thay đổi này./.
Tỏi dùng làm súp mang đến vị ấm và cay nhẹ, có tác dụng giúp kích thích tuần hoàn để giữ ấm cho bạn, đồng thời mang lại đặc tính kháng khuẩn giúp ngăn ngừa cảm lạnh và nhiễm trùng./.