FAO gợi ý Việt Nam cần trao công nghệ AI cho nhà nông

Theo VOV - Thứ năm, ngày 17/04/2025 20:25 GMT+7

FAO cho rằng Việt Nam có thể đi đầu trong phát triển nông nghiệp xanh nhờ biết tận dụng AI. Theo đó, nhà nông cũng cần được “trao công nghệ” để không bị bỏ lại phía sau.

FAO gợi ý Việt Nam cần trao công nghệ AI cho nhà nông
Ông Maximo Torero – Kinh tế trưởng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO).

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp toàn cầu đứng trước những thách thức chưa từng có: khí hậu cực đoan, nguồn nước suy giảm, dịch bệnh mới, mất đa dạng sinh học… Việt Nam - một trong những quốc gia dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu - đang cho thấy quyết tâm mạnh mẽ trong việc chuyển đổi hệ thống nông nghiệp - thực phẩm theo hướng xanh, phát thải thấp và bền vững.

Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) 2025, ông Maximo Torero - Kinh tế trưởng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) - chia sẻ đánh giá tích cực về vai trò tiên phong của Việt Nam. Theo ông, Việt Nam đang đi đúng hướng khi đặt con người làm trung tâm của chuyển đổi xanh, kết hợp đổi mới sáng tạo, khoa học và trí tuệ nhân tạo để kiến tạo một nền nông nghiệp công bằng và bền vững.

PV: Theo ông tiềm năng và thách thức của nông nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang mô hình xanh, phát thải thấp là gì?

Ông Maximo Torero: Hệ thống nông nghiệp - thực phẩm mang lại giá trị thiết yếu cho con người và xã hội. Đây là nơi đảm bảo quyền được tiếp cận lương thực, là nền tảng cho chế độ ăn lành mạnh, góp phần giảm suy dinh dưỡng và phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, nông nghiệp cũng tạo ra nhiều tác động ngoại lai đáng lo ngại. Khoảng 1/3 lượng khí thải nhà kính toàn cầu phát sinh từ ngành này. Đồng thời, nông nghiệp tiêu tốn nhiều đất đai, nước và tài nguyên thiên nhiên, gây ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học.

Vì vậy, chúng ta cần sản xuất một cách bền vững - nghĩa là giảm thiểu những tác động tiêu cực nói trên. Đây không phải khoản đầu tư miễn phí, nhưng sẽ mang lại lợi ích dài hạn. Đầu tư hôm nay, như Việt Nam đang thực hiện, sẽ mang lại lợi ích lâu dài - cả về an ninh lương thực lẫn phát triển bền vững.

PV: Trong khuôn khổ hợp tác giữa FAO và Việt Nam, đâu là những lĩnh vực ưu tiên trong thời gian tới, đặc biệt là về đổi mới sáng tạo nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) đến năm 2030?

Ông Maximo Torero: FAO đang triển khai Chiến lược đến năm 2030, và đã xây dựng kế hoạch hợp tác với Việt Nam đến năm 2026. Chiến lược này dựa trên 4 trụ cột: sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn. Chúng tôi tiếp cận theo hướng hệ thống, tích hợp cả bốn yếu tố này.

Ngoài ra, FAO còn thúc đẩy bốn yếu tố “tăng tốc”: khoa học, đổi mới sáng tạo, dữ liệu và thể chế. Chúng tôi đang phối hợp với Việt Nam thông qua Quỹ Khí hậu Xanh và các sáng kiến khác để đưa khoa học và bằng chứng vào quá trình phát triển bền vững.

Việt Nam cũng đang được cân nhắc tham gia vào sáng kiến Hand-in-Hand của FAO - nơi chúng tôi thúc đẩy đổi mới và phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn, tăng lợi ích cho nông dân, giúp họ thoát đói nghèo và phát triển bền vững.

PV: Theo ông, đâu là những mô hình nông nghiệp xanh mà FAO đánh giá cao và có thể nhân rộng tại Việt Nam?

Ông Maximo Torero: Không có mô hình nông nghiệp xanh nào duy nhất, mà nó sẽ phụ thuộc vào thách thức và điều kiện cụ thể từng nơi. Việt Nam có thế mạnh trong lĩnh vực rau quả, sản phẩm giá trị cao và đã làm rất tốt ở khâu an toàn thực phẩm.

Tôi từng làm việc ở Đà Lạt và rất ấn tượng với mô hình hợp tác xã nơi nông dân được kết nối để tạo ra quy mô kinh tế, vừa đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa có thể tích hợp tiêu chuẩn môi trường. Điều quan trọng là mô hình phải đảm bảo bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế.

PV: Chủ đề của Diễn đàn P4G năm nay là “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”. Ông đánh giá như thế nào về chủ đề này và vai trò của cơ chế P4G trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu?

Ông Maximo Torero: Tôi nghĩ chủ đề này hoàn toàn đúng hướng. Chuyển đổi công bằng không chỉ là năng suất và hiệu quả, mà còn là tái cân bằng vì con người. Việt Nam cũng đang thể hiện đúng tinh thần đó - một sự chuyển đổi hướng đến con người, môi trường và tương lai.

PV: Ông có khuyến nghị gì dành cho Việt Nam và các nước thành viên P4G?

Ông Maximo Torero: Tiếp tục tiến về phía trước, như Thủ tướng của các bạn đã nhấn mạnh - cần khoa học, dữ liệu và bằng chứng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi. Quan trọng nhất là phải nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu thông qua các hệ thống cảnh báo sớm và công nghệ nông nghiệp tiên tiến, như giống cây trồng chịu hạn, chống lũ, kháng sâu bệnh.

Các nước thành viên P4G nói chung và Việt Nam nói riêng cần tận dụng sức mạnh AI, tận dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. AI có thể hỗ trợ tư vấn nông nghiệp bằng cách, ví dụ, nông dân chụp ảnh cây bị bệnh, gửi lên hệ thống, AI phân tích và trả kết quả ngay bằng ngôn ngữ địa phương. Nhưng cũng phải lưu ý: người nghèo, nông dân có thể bị bỏ lại phía sau nếu thiếu kỹ năng số, thiết bị hoặc công nghệ.

Các nước có thể tận dụng sức mạnh của AI để tạo ra các sản phẩm công toàn cầu (global public goods) giúp người nghèo, nông dân được hưởng lợi. Chẳng hạn trong nông nghiệp chính xác, các trang trại lớn có thể đầu tư thiết bị hiện đại, vệ tinh, cảm biến... còn nông dân nhỏ thì không. Khi đó, chính phủ cần hỗ trợ hạ tầng số, hệ thống cảnh báo, dữ liệu thời tiết... để tạo ra sân chơi công bằng. FAO cam kết hỗ trợ thúc đẩy những giải pháp này.

PV: Xin cám ơn ông!

Bài liên quan
Một nghiên cứu mới từ Câu lạc bộ ô tô Đức (ADAC) – tổ chức cứu hộ xe lớn nhất châu Âu – cho thấy, xe điện (EV) đang chứng minh được độ tin cậy vượt trội so với xe sử dụng động cơ đốt trong (ICE), với tỷ lệ sự cố thấp gần một nửa trong giai đoạn 2020 - 2022.
Một nghiên cứu mới từ Câu lạc bộ ô tô Đức (ADAC) – tổ chức cứu hộ xe lớn nhất châu Âu – cho thấy, xe điện (EV) đang chứng minh được độ tin cậy vượt trội so với xe sử dụng động cơ đốt trong (ICE), với tỷ lệ sự cố thấp gần một nửa trong giai đoạn 2020 - 2022.
Người dùng nên duy trì thói quen xóa thư mục trống để giải phóng bộ nhớ và thường xuyên khởi động lại thiết bị, giúp smartphone hoạt động mượt mà và hiệu quả hơn.
17/04/2025
Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, để điện thoại cách tai hoặc đặt trong túi, cặp khi không sử dụng giúp giảm mức năng lượng cơ thể hấp thụ.
17/04/2025
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cho thấy tiềm năng to lớn trong việc hỗ trợ các nhà kinh tế dự báo chính sách lãi suất với độ chính xác cao hơn. Đó là kết luận do Viện nghiên cứu kinh tế DIW Berlin (Đức) đưa ra, sau khi phân tích các tuyên bố của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong hơn 6 năm qua.
17/04/2025
Vừa qua, Toyota Industries - “ông lớn” trong ngành công nghiệp Nhật Bản thông báo sẽ cùng phát triển vật liệu chịu nhiệt với ElevationSpace - một công ty khởi nghiệp tại thành phố Sendai đang phát triển dịch vụ vận chuyển từ không gian vũ trụ về Trái Đất.
17/04/2025
Tin mới