Hà Nội tăng gấp đôi mức xử phạt vi phạm môi trường

Ngọc Huyền(t/h) - Thứ hai, ngày 19/05/2025 17:23 GMT+7

Nhằm nâng cao ý thức người dân và chấn chỉnh tình trạng xả rác bừa bãi, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, với mức phạt đối với cá nhân có thể cao gấp đôi so với quy định trước đây.

Hà Nội tăng gấp đôi mức xử phạt vi phạm môi trường
Nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập trong rác thải. Ảnh minh họa.

Thành phố Hà Nội đang đối mặt với thực trạng ô nhiễm môi trường đô thị do rác thải sinh hoạt bị xả không đúng nơi quy định, đặc biệt tại các tuyến phố, khu dân cư và đầu các ngõ nhỏ. Những bãi rác tự phát với đủ loại chất thải – từ túi ni lông, hộp xốp, thức ăn thừa đến chai lọ – vẫn xuất hiện nhan nhản, bất chấp các biển cấm và hệ thống camera giám sát.

Tại nhiều tuyến phố như Thanh Nhàn, Trần Khát Chân, Yết Kiêu, Khâm Thiên, Cầu Giấy, Trần Cung, Hoàng Quốc Việt, Cổ Linh..., tình trạng rác chất đống, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị vẫn diễn ra thường xuyên. Một số khu vực thậm chí trở thành điểm nóng về rác thải, khiến người dân bức xúc.

Bà Ngô Thị Kim Chung, cư dân sinh sống gần bãi rác tự phát trên phố Trần Khát Chân chia sẻ: “Ngày nào chúng tôi cũng phải chịu cảnh sống chung với rác. Trời nắng thì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, trời mưa thì nước rỉ rác theo nước mưa len lỏi vào cống rãnh, đường đi. Chính quyền có in ảnh người vi phạm từ camera để cảnh cáo nhưng tình trạng vẫn không giảm.”

vnapotalracthailaiunutrennhieutuyenphohanoi6174797-1655437242926589710530.webp

Nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập trong rác thải. Ảnh minh họa.

Trước thực trạng trên, tại kỳ họp mới đây, Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm sẽ cao gấp hai lần so với quy định tại Nghị định 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ, nhưng vẫn trong giới hạn quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Cụ thể, các hành vi như vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi ra lòng đường, vỉa hè, nơi công cộng sẽ bị xử phạt từ 1 đến 2 triệu đồng đối với cá nhân, và gấp đôi đối với tổ chức vi phạm cùng hành vi. Đây được xem là một bước đi mạnh mẽ nhằm nâng cao tính răn đe, thay đổi nhận thức và hành vi thiếu ý thức của một bộ phận người dân, từng bị gọi là “thói quen sạch nhà, bẩn ngõ”.

Bên cạnh việc tăng mức xử phạt, UBND thành phố Hà Nội cũng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và các kế hoạch thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn, trong đó có Công điện số 03/CĐ-CT do Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh ký, yêu cầu các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng, việc xử lý tận gốc tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền, các lực lượng chức năng và ý thức của người dân. Ngoài biện pháp xử phạt, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, và tạo điều kiện để người dân có nơi thu gom rác thuận tiện, từ đó góp phần hình thành thói quen văn minh trong sinh hoạt và bảo vệ môi trường./.

Bài liên quan
Sau khi sáp nhập với TP Hồ Chí Minh, lệ phí đăng ký ôtô dưới 9 chỗ lần đầu với người dân tỉnh Bình Dương (cũ) và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ) tăng từ 1 triệu lên 20 triệu đồng.
Sau khi sáp nhập với TP Hồ Chí Minh, lệ phí đăng ký ôtô dưới 9 chỗ lần đầu với người dân tỉnh Bình Dương (cũ) và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ) tăng từ 1 triệu lên 20 triệu đồng.
Ngày 4/7, thông tin từ Cục Hải quan cho biết trong 6 tháng đầu năm, ngành đã quyết liệt đấu tranh và triệt phá trên 8.560 vụ buôn lậu, gian lận thương mại với trị giá hàng hóa vi phạm hơn 13.614 tỷ đồng, nộp vào ngân sách Nhà nước đạt hơn 461 tỷ đồng.
19/05/2025
EVN yêu cầu rà soát các trường hợp khách hàng có sản lượng điện năng hoặc hóa đơn tiền điện tăng bất thường trong kỳ hóa đơn tháng 6/2025.
19/05/2025
Trong tháng 6/2025, sản lượng điện bình quân theo ngày trên toàn địa bàn Hà Nội đạt hơn 90 triệu kWh, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2024.
19/05/2025
Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - Chánh Văn phòng Bộ, Người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin về tiến độ điều tra vụ sữa giả HIUP và dầu chăn nuôi dùng cho người Ofood.
19/05/2025
Tin mới