Hơn 45.000 vụ vi phạm quản lý thị trường bị xử lý trong 11 tháng

Theo VTV - Thứ sáu, ngày 13/12/2024 12:00 GMT+7

Trong 11 tháng qua, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã kiểm tra 65.881 vụ, phát hiện và xử lý 45.045 vụ vi phạm với tổng số tiền xử lý 841 tỷ đồng. Theo Bộ Công Thương, từ ngày 15/10 đến 14/11/2024, lực lượng QLTT đã kiểm tra 4.809 vụ, xử lý 3.300 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 36 tỷ đồng.

Hơn 45.000 vụ vi phạm quản lý thị trường bị xử lý trong 11 tháng
Ảnh minh hoạ.

Lũy kế từ tháng 12/2023 đến tháng 11/2024, lực lượng QLTT xử phạt hành chính trên 437 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tịch thu hơn 203 tỷ đồng, và buộc tiêu hủy gần 201 tỷ đồng hàng hóa vi phạm. Đồng thời, 162 vụ có dấu hiệu tội phạm đã được chuyển cơ quan điều tra.

Các hành vi vi phạm chủ yếu liên quan đến hàng cấm, nhập lậu, hàng giả, vi phạm trong lĩnh vực y tế, giá cả, tiêu chuẩn đo lường. Tuy nhiên, các vi phạm về nguồn gốc xuất xứ, quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm và thương mại điện tử lại tăng so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, thương mại điện tử nổi lên với các thủ đoạn tinh vi, từ tổ chức kho hàng gần cửa khẩu đến trà trộn hàng hóa trong các kiện vận chuyển, sử dụng số điện thoại không chính chủ để giao dịch.

Trong dịp Tết Trung thu, thị trường tràn ngập hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc, từ bánh kẹo, rượu bia đến đồ chơi trẻ em. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ bão Yagi khiến nguồn cung thực phẩm ở một số tỉnh thành khó khăn, giá cả tăng cao, thúc đẩy các hành vi vi phạm.

Các mặt hàng như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng tiếp tục là điểm nóng với các hành vi nhập lậu và kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc. Các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và các tỉnh biên giới như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh vẫn là địa bàn phức tạp về vi phạm.

Tổng cục QLTT đánh giá, tình hình vi phạm tiếp tục diễn biến phức tạp vào các dịp lễ, tết khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Lực lượng QLTT đang tập trung giám sát chặt chẽ, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ổn định thị trường và góp phần tăng cường quản lý kinh tế.

Bài liên quan
Một doanh nghiệp tại Hưng Yên vừa bị xử phạt hành chính 180 triệu đồng vì sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene, Tauau. Toàn bộ tang vật buộc tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Một doanh nghiệp tại Hưng Yên vừa bị xử phạt hành chính 180 triệu đồng vì sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene, Tauau. Toàn bộ tang vật buộc tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền – Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh thành thông tin tới các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng và người dân không bán, sử dụng sản phẩm Xi Chuan Qi.
13/12/2024
Nhóm người đã mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường.
13/12/2024
Ngày 14/7, Cục Thuế cho biết, hiện nay có hiện tượng một số đối tượng giả danh cơ quan thuế yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, để tránh tình trạng trên, Cục Thuế thông báo cho người nộp thuế một số lưu ý.
13/12/2024
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn ngừng ngay việc bán, sử dụng 10 sản phẩm vi phạm chất lượng, nhãn mác không đúng hồ sơ công bố.
13/12/2024
Tin mới