Nhiều thương hiệu mỹ phẩm lớn rời khỏi Hàn Quốc

Mỹ Hoa - Thứ năm, ngày 10/04/2025 15:38 GMT+7

Ngày 15/4, thương hiệu mỹ phẩm cao cấp trực thuộc Louis Vuitton (LVMH), sẽ chính thức đóng cửa trang web trực tuyến tại Hàn Quốc, kết thúc 13 năm hoạt động tại thị trường Hàn Quốc.

Nhiều thương hiệu mỹ phẩm lớn rời khỏi Hàn Quốc
Cửa hàng mỹ phẩm Sephora tại Hàn Quốc. Ảnh: Tong Van

LVMH rút lui trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường mỹ phẩm toàn cầu, một số thương hiệu nổi tiếng quốc tế gần đây cũng tuyên bố rút khỏi thị trường Hàn Quốc cho thấy mức độ bão hòa cao của thị trường mỹ phẩm ở quốc gia Đông Bắc Á này.

Sephora, cửa hàng mỹ phẩm trực thuộc Louis Vuitton, đã rút hoàn toàn khỏi Hàn Quốc từ tháng 5/2024, chỉ 5 năm sau khi thâm nhập thị trường Hàn Quốc vào năm 2019.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng chiến lược tập trung vào các thương hiệu cao cấp quốc tế của Sephora đã không thể chống lại hiệu quả lợi thế cạnh tranh của chuỗi cửa hàng mỹ phẩm địa phương Olive Young.

Maybelline New York, một công ty con của Tập đoàn L'Oréal, cũng có kế hoạch chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Hàn Quốc vào nửa đầu năm nay do doanh số bán hàng chậm chạp. Hiện tại, hãng đã dừng bán hàng trên trang web chính thức, các sản phẩm của hãng chỉ có thể được mua thông qua các nền tảng thương mại điện tử của bên thứ ba như Coupang.

Wella, thương hiệu chăm sóc tóc chuyên nghiệp của Đức, cũng đã chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Hàn Quốc vào cuối tháng 1 vừa qua. Thương hiệu nước hoa Pháp Jovoy cũng đã đóng cửa tất cả các cửa hàng vào năm 2024. Gần đây, tập đoàn mỹ phẩm lớn của Hàn Quốc AmorePacific đã bán quyền sở hữu trí tuệ (IP) của thương hiệu nước hoa Pháp Annick Goutal cho tập đoàn nước hoa quốc tế Interparfums.

Việc các thương hiệu quốc tế đồng loạt rút lui phản ánh những thay đổi về mặt cấu trúc trong hệ sinh thái mỹ phẩm Hàn Quốc. Các thương hiệu nội địa Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, khiến thị phần của các thương hiệu quốc tế thu hẹp.

Nhờ vào việc ươm tạo chuyên sâu các thương hiệu độc lập của Hàn Quốc và tiếp thị chính xác, Olive Young không chỉ thu hút người tiêu dùng trong nước mà còn trở thành sự lựa chọn mua sắm của khách du lịch nước ngoài.

Hiệu suất bán hàng của Olive Young đã tăng lên theo từng năm. Trong đó, doanh số bán hàng của công ty trong năm 2024 đã vượt quá 4.000 tỷ won (khoảng 2,7 tỷ USD). Năm nay dự kiến doanh số bán hàng của Olive Young sẽ vượt quá 5.000 tỷ won.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng khi sức ảnh hưởng của mỹ phẩm Hàn Quốc tại châu Á và thậm chí cả thị trường châu Âu và châu Mỹ tiếp tục tăng lên, sự thay đổi trong ngành công nghiệp làm đẹp có thể sẽ còn tiếp tục có những thay đổi sâu sắc hơn./.

Bài liên quan
Để đạt tăng trưởng GDP 8% thì tổng mức tăng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phải đạt tốc độ 12%.
Để đạt tăng trưởng GDP 8% thì tổng mức tăng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phải đạt tốc độ 12%.
Trước tình trạng sản xuất và buôn bán sữa giả diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng siết chặt công tác quản lý, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến sản phẩm sữa chế biến.
10/04/2025
Nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp lễ 30/4-1/5, sắp tới là mùa cao điểm du lịch hè năm 2025, Cục Đường bộ Việt Nam đã cung cấp thông tin vị trí các trạm dừng nghỉ, trạm tạm trên các đoạn tuyến cao tốc bắc-nam phía đông.
10/04/2025
Zuspresso, công ty điều hành chuỗi cà phê ZUS Coffee, đang chuẩn bị mở gần 200 cửa hàng mới trên khắp Đông Nam Á trong năm 2025, sau khi chính thức vượt mặt Starbucks để trở thành chuỗi cà phê lớn nhất Malaysia chỉ sau chưa đầy 5 năm thành lập.
10/04/2025
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu dữ liệu Metric, quý I vừa qua, hơn 38.000 cửa hàng trên các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam không ghi nhận bất kỳ đơn hàng nào.
10/04/2025
Tin mới