Nông sản thực phẩm Việt cần điều chỉnh trước cảnh báo của EU

Theo VOV - Thứ bảy, ngày 15/02/2025 15:45 GMT+7

EU cảnh báo các sản phẩm nông sản thực phẩm có chứa thành phần từ "thực phẩm mới" tại thị trường EU; doanh nghiệp khai báo các nguyên liệu trong sản phẩm không đúng với hồ sơ, đặc biệt là nguyên liệu dễ gây dị ứng.

Nông sản thực phẩm Việt cần điều chỉnh trước cảnh báo của EU
Một số nông sản, thực phẩm của Việt Nam, bị cảnh báo vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động thực vật khi xuất khẩu vào EU - Ảnh minh họa.

Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS) Việt Nam (Bộ NN&PTNT) vừa thông báo một số nông sản của Việt Nam, bị cảnh báo vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động thực vật.

Văn phòng SPS Việt Nam đã gửi công văn tới các hiệp hội ngành hàng thực phẩm và Cục Xuất nhập khẩu, cảnh báo về tình trạng sản phẩm Việt Nam bị EU thu hồi do không đáp ứng tiêu chuẩn.

Các sản phẩm Việt Nam đã bị EU cảnh báo và có nguy cơ bị thu hồi do 4 vi phạm, bao gồm việc khai báo sai nguyên liệu và chưa đăng ký sản phẩm mới, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

nong-san-3-1694416529-165450_643-090033.jpg

Một vài nông sản Việt bị EU thu hồi do vi phạm về an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, sản phẩm còn chứa phụ gia trái phép hoặc vượt mức quy định, và nhiều trường hợp không khai báo kiểm dịch thú y cho sản phẩm hỗn hợp.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng: “Hầu hết các nông sản thực phẩm của Việt Nam đều đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Tuy nhiên rất tiếc, đối với một số ngành hàng đang phát triển nóng hoặc một số vùng trồng, một số doanh nghiệp chưa chuẩn hoá được quy trình sản xuất, chưa tuân thủ nghiêm các quy định của thị trường sẽ dẫn đến vi phạm".

"Đây là sự việc đáng tiếc trước hết ảnh hưởng đến doanh nghiệp, các cơ sở chế biến, ảnh hưởng đến cả ngành hàng và uy tín của nông sản Việt”, ông Nam nói.

Để tránh rủi ro bị EU từ chối hàng hóa, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các quy định của thị trường này trước khi xuất khẩu. Năm 2024, Việt Nam đã nhận tới 114 cảnh báo từ EU, gấp đôi so với năm trước.

Bài liên quan
Nhân chuyến công tác tại TP.HCM, ngày 22/2, ngài Sonexay Siphandone - Thủ tướng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Qua đó đề nghị đơn vị này tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn, nhất là lĩnh vực chế biến sản phẩm công nghiệp cao tại Lào.
Nhân chuyến công tác tại TP.HCM, ngày 22/2, ngài Sonexay Siphandone - Thủ tướng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Qua đó đề nghị đơn vị này tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn, nhất là lĩnh vực chế biến sản phẩm công nghiệp cao tại Lào.
Những ngày gần đây, độ ẩm trong không khí tại một số khu vực tại miền Bắc của nước ta tăng cao, gây ra không ít khó khăn cho đời sống sinh hoạt của người dân. Tình trạng nồm ẩm không chỉ tạo cảm giác khó chịu, bết dính mà còn là môi trường lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người.
15/02/2025
Rau quả - ngành xuất khẩu bùng nổ trong thời gian qua - đang khởi đầu khó khăn trong năm 2025 khi thị trường chính là Trung Quốc giảm đến 40%
15/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ ký một bản ghi nhớ về việc áp thuế đối với các quốc gia đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số đối với những doanh nghiệp công nghệ Mỹ.
15/02/2025
Việc áp dụng 6 chính sách cơ chế đặc thù cho việc xây dựng đường sắt đô thị tại Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh sẽ rút ngắn được thời gian xây dựng ít nhất 5 năm.
15/02/2025
Tin mới