Sẽ quy định cụ thể về quản lý mã số vùng trồng, đóng gói xuất khẩu

VTV Times - Thứ hai, ngày 26/05/2025 18:10 GMT+7

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang xây dựng dự thảo Thông tư Hướng dẫn quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói.

Sẽ quy định cụ thể về quản lý mã số vùng trồng, đóng gói xuất khẩu
Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản thông qua mã số vùng trồng

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang xây dựng dự thảo Thông tư Hướng dẫn quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói với các quy định nghiêm ngặt về điều kiện canh tác, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc...

Theo dự thảo, vùng trồng muốn được cấp mã phải sản xuất tập trung một loại cây trồng, áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt, sử dụng bảo vệ thực vật đúng quy định và duy trì vệ sinh đồng ruộng. Cơ sở đóng gói cần đảm bảo sơ chế theo quy trình một chiều, có biện pháp phòng chống tái nhiễm, đầy đủ hồ sơ về nguồn gốc sản phẩm và hóa chất sử dụng. Cơ quan địa phương có quyền tạm dừng hoặc thu hồi mã số nếu phát hiện vi phạm trong quá trình giám sát hoặc có thông báo từ đối tác nhập khẩu. Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, các quy định tại dự thảo được xem là bước đi cần thiết trong bối cảnh nhiều thị trường ngày càng siết chặt tiêu chuẩn nhập khẩu, buộc nông sản Việt phải nâng chuẩn nếu muốn duy trì tăng trưởng xuất khẩu bền vững.

Đến nay, cả nước đã có 8.086 mã số vùng trồng tại 56 tỉnh thành phố và 1.597 mã số cơ sở đóng gói cho các loại quả tươi xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Newzealand, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc…. Tuy nhiên, Việt Nam liên tục nhận được thông báo của nước nhập khẩu liên quan an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật từ các thị trường.

Ở trong nước, hiện tượng sử dụng mã số chưa đúng; tranh chấp về quyền sở hữu mã số vẫn còn diễn ra ở một vài nơi. Tình hình vi phạm này đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam.

Hiện nay, các cơ quan chức năng chưa có quy định hướng dẫn cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Các quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng chưa có.

Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đánh giá sự thiếu các quy định dẫn đến một số địa phương lơ là trong công tác quản lý, không thực hiện giám sát định kỳ, theo quy định của nước nhập khẩu.

Bên cạnh đó, thực tế cho thấy các chủ mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói chưa ý thức rõ trách nhiệm trong việc duy trì việc đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật lại chưa có các chế tài xử lý vi phạm liên quan đến mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói./. 

Bài liên quan
Thêm một mặt hàng nông sản được xuất khẩu ra các nước trên thế giới là sản phẩm hành tím Ninh Hải của tỉnh Ninh Thuận.
Thêm một mặt hàng nông sản được xuất khẩu ra các nước trên thế giới là sản phẩm hành tím Ninh Hải của tỉnh Ninh Thuận.
Khi xuất khẩu sầu riêng tươi gặp khó vì kiểm dịch thực vật và các rào cản kỹ thuật, sầu riêng đông lạnh đang trở thành hướng đi chiến lược mới.
26/05/2025
Năm 2025, ngoài thị trường xuất khẩu truyền thống là Trung Quốc, tỉnh Hải Dương dự kiến sẽ có khoảng hơn 2.000 tấn vải thiều Thanh Hà sẽ xuất khẩu sang những thị trường cao cấp như Mỹ, Australia, Nhật Bản và các nước châu Âu.
26/05/2025
Xoài Việt Nam hiện chiếm tới 97% thị phần nhập khẩu tại Trung Quốc, vượt xa các đối thủ như Thái Lan, Peru, Australia, Campuchia, Philippines.
26/05/2025
Thuế ở thị trường Mỹ “chưa rõ ràng", nhưng vẫn có trường hợp doanh nghiệp thủy sản ký hợp đồng xuất khẩu mới, bên cạnh trả đơn hàng đã ký. Tuy nhiên, thuế cao hay thấp không đáng lo bằng mức thuế ngành thủy Việt Nam ra sao so với đối thủ cạnh tranh...
26/05/2025
Tin mới