Tiêu hủy hơn 17.000 sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Theo VTV - Thứ năm, ngày 26/12/2024 13:27 GMT+7

Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng đã quá hạn sử dụng, hàng nhập lậu lưu thông trái phép trên thị trường bị tịch thu và tiêu hủy gồm: mỹ phẩm, rượu, đồ chơi,...

Tiêu hủy hơn 17.000 sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc
Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình tiến hành thành lập Hội đồng tiêu huỷ hàng hoá là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu gồm các loại hàng hoá không rõ nguồn gốc

Chiều 25/12, Cục Quản lý Thị trường tỉnh Quảng Bình tiến hành tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu gồm các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu với số lượng lớn, tổng trị giá hơn 1,1 tỷ đồng.

Số hàng bị tiêu hủy lần này là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng đã quá hạn sử dụng, hàng nhập lậu lưu thông trái phép trên thị trường bị tịch thu và tiêu hủy gồm: mỹ phẩm các loại, rượu, đồ chơi trẻ em, thuốc lá, thực phẩm chức năng các loại, máy tạo oxy… với tổng số lượng hơn 17.000 sản phẩm. Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thành lập Hội đồng tiêu hủy và tiến hành tiêu hủy hàng hóa theo đúng quy định.

Việc tổ chức tiêu hủy được thực hiện bằng các phương pháp, như: Cắt, đổ bỏ, đập vỡ, dùng xe ủi cán bể, nát, làm mất hoàn toàn công dụng vốn có của hàng hóa, sau đó tiến hành đốt cháy, chôn lấp hoàn toàn tại bãi đổ phế thải thành phố Đồng Hới. Quá trình tiêu hủy được các thành viên hội đồng giám sát chặt chẽ, bảo đảm thực hiện đúng phương án, tránh tình trạng để thất thoát, mất tài sản trong quá trình tiêu hủy.

img-0847-36882941649224563773520.webp

Hơn 17.000 sản phầm được đưa đi tiêu huỷ

img-0833--1--12082227950521828147435.webp

Tổng giá trị hàng hoá bị tiêu huỷ trị giá hơn 1,1 tỷ đồng

Ông Trần Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình cho biết, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025, các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường từ tháng 10/2024 đến tháng 2/2025 nhằm tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thương mại trong tỉnh và vận chuyển hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc qua địa bàn. Qua đó, kiểm soát tốt thị trường hàng hóa và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng./. 

Bài liên quan
Các quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đã được chuẩn hóa và số hóa.
Các quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đã được chuẩn hóa và số hóa.
Australia đã mở cửa thị trường cho quả vải tươi Việt Nam từ năm 2015. Cho đến nay, số lượng quả vải tươi của Việt Nam nhập khẩu sang Australia ngày càng tăng và đặc biệt, năm nay, siêu thị Costco nhập một lượng hàng lớn để phân phối trên toàn bộ hệ thống tại Australia.
26/12/2024
Việc chủ động trong chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu được kỳ vọng là giải pháp để các doanh nghiệp của ngành dệt may và da giày tận dụng được các lợi thế phát triển.
26/12/2024
Đối với ngành da giày, 6 tháng cuối năm là chặng đường đầy thách thức khi Mỹ và EU đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên vật liệu.
26/12/2024
Tính đến nay, sản lượng tiêu thụ vải thiều đạt hơn 182.500 tấn, vượt hơn 105% kế hoạch.
26/12/2024
Tin mới