Vụ gần 600 sản phẩm sữa giả: Bộ Y tế lên tiếng, khẳng định phối hợp chặt với Bộ Công an

PV - Thứ tư, ngày 16/04/2025 07:39 GMT+7

Trước vụ việc sản xuất và tiêu thụ gần 600 sản phẩm sữa giả bị phát hiện tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, Bộ Y tế cho biết đang tích cực phối hợp với Bộ Công an trong quá trình điều tra, nhằm xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.

Vụ gần 600 sản phẩm sữa giả: Bộ Y tế lên tiếng, khẳng định phối hợp chặt với Bộ Công an
Bộ Y tế lên tiếng về vụ sữa giả

Sáng 15/4, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, ngay sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án, Bộ Y tế đã chủ động phối hợp chặt chẽ để hỗ trợ chuyên môn và cung cấp tài liệu liên quan.

Bộ Y tế khẳng định luôn kiên định quan điểm trong công tác phòng chống thực phẩm giả, thực phẩm không đảm bảo an toàn, thông qua việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan này thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng như Bộ Công an, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương trong việc xử lý các hành vi vi phạm như sản xuất, kinh doanh thực phẩm có chứa chất cấm, thực phẩm giả…

Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, phần lớn sản phẩm thực phẩm được doanh nghiệp tự công bố, trừ 4 nhóm thực phẩm có nguy cơ cao phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan chức năng trước khi lưu thông.

Việc trao quyền tự công bố giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhưng đi kèm là trách nhiệm pháp lý rất rõ ràng: doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về hồ sơ công bố, chất lượng và độ an toàn sản phẩm. Đối với quảng cáo thực phẩm, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho các sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt và thực phẩm cho trẻ dưới 36 tháng tuổi.

Hàng năm, Bộ Y tế đều ban hành kế hoạch hậu kiểm trên toàn quốc. Các bộ ngành, địa phương sẽ triển khai kiểm tra tập trung vào các nội dung trọng điểm như: quảng cáo sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc vi phạm quy định an toàn thực phẩm.

Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết đã và đang phối hợp với Bộ Công an trong việc kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đồng thời cung cấp hồ sơ tài liệu phục vụ điều tra, nhất là với các vụ có dấu hiệu thực phẩm giả, chứa chất cấm.

Bộ Y tế cũng phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất tăng chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Cùng lúc, Bộ Công an đang đề xuất sửa đổi Bộ luật Hình sự để tăng cường xử lý hình sự các hành vi vi phạm ATTP – một công cụ được kỳ vọng sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả thực phẩm giả, không an toàn trên thị trường.

Bài liên quan
Nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp lễ 30/4-1/5, sắp tới là mùa cao điểm du lịch hè năm 2025, Cục Đường bộ Việt Nam đã cung cấp thông tin vị trí các trạm dừng nghỉ, trạm tạm trên các đoạn tuyến cao tốc bắc-nam phía đông.
Nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp lễ 30/4-1/5, sắp tới là mùa cao điểm du lịch hè năm 2025, Cục Đường bộ Việt Nam đã cung cấp thông tin vị trí các trạm dừng nghỉ, trạm tạm trên các đoạn tuyến cao tốc bắc-nam phía đông.
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu dữ liệu Metric, quý I vừa qua, hơn 38.000 cửa hàng trên các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam không ghi nhận bất kỳ đơn hàng nào.
16/04/2025
Theo thông tin mới đây nhất từ Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng, trong dịp lễ 30/4, 1/5 (5 ngày tính từ ngày 30/4 đến ngày 4/5/2025), dự kiến có gần 700 chuyến bay đến Đà Nẵng. Sức hút của Đà Nẵng vẫn nóng lên từng ngày với hàng loạt các chương trình đặc biệt đang chờ đón du khách.
16/04/2025
Ngày 22/4, nhiều nền tảng thương mại điện tử lớn tại Trung Quốc như Taobao, JD.com, Douyin, Kuaishou… đã công bố điều chỉnh chính sách hậu mãi, trong đó đáng chú ý là việc hủy bỏ cơ chế “chỉ hoàn tiền” – vốn gây nhiều tranh cãi trong suốt thời gian qua.
16/04/2025
Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang ghi nhận tín hiệu tích cực khi giá gạo trên thị trường quốc tế liên tục tăng. Việt Nam hiện đã vượt qua Thái Lan và Ấn Độ, trở thành quốc gia có giá gạo xuất khẩu cao nhất.
16/04/2025
Tin mới