Vừa qua, Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), Mạng lưới Tiên phong và Xưởng nhuộm Đu Đủ (Hà Nội) đã phối hợp tổ chức triển lãm "Xuôi ngược Hà Nội”.
Đây là một hoạt động nằm trong Tuần lễ Thiết kế và Sáng tạo Hà Nội 2024 do UBND thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức. Tên gọi “Xuôi ngược Hà Nội” được gợi cảm hứng từ sự đa dạng và phong phú của văn hóa Hà Nội, được tích hợp từ văn hóa miền xuôi của Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền ngược từ các tỉnh miền núi.
Các tác phẩm được trưng bày tại triển lãm
Tổ hợp tác phẩm đương đại bao gồm biểu tượng núi Chí Linh in trên vải bằng kỹ thuật nhuộm chàm truyền thống và 8 tấm vải hoa văn truyền thống khổ lớn mang theo 8 câu chuyện của 8 cộng đồng tộc người thiểu số. Con số 8 không chỉ liên hệ với kiến trúc lầu bát giác gần đó, mà còn mang ý niệm về tính bền vững, phát triển và không ngừng mở rộng.
Các tác phẩm được trưng bày tại triển lãm
Tại triển lãm, các bạn trẻ như Tải Thị Mai (dân tộc Pà Thẻn, thành viên Mạng lưới Tiên phong), Vàng Thị Dế (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang)... đã chia sẻ nhiều câu chuyện khởi nghiệp, phát triển nghề dệt truyền thống với những mảnh vải được nhiều người yêu thích bởi các họa tiết hoa văn truyền thống.
Các diễn giả trẻ chia sẻtại toạ đàm
Tại buổi triển lãm, các khán giả, đặc biệt là các bạn nhỏ đã có cơ hội giao lưu, tham quan trải nghiệm. Tận dụng không gian vườn hoa Lý Thái Tổ cùng những câu chuyện lịch sử của khu vực này, ekip đã kết hợp kỹ thuật nhuộm chàm và hoa văn thổ cẩm truyền thống để tạo nên tác phẩm sắp đặt hiện đại, góp phần tạo nên màu sắc rực rỡ vô cùng mới mẻ cho không gian triển lãm.
Các bạn nhỏ hào hứng tham gia các hoạt động trong triển lãm
Thông qua hoạt độngtrưng bày sáng tạo cho người dân tham quan và trải nghiệm tự do, triển lãm Xuôingược Hà Nội hướng tới thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững, thể hiện sự đa dạngvà giàu có của văn hoá Hà Nội, về khả năng bao chứa và dung hợp của thành phố./.