Ăn tôm cùng các món chứa vitamin C có thực sự gây ngộ độc?

Thục Khuê (t/h) - Thứ ba, ngày 01/04/2025 16:18 GMT+7

Thông tin về việc ăn tôm cùng các thực phẩm giàu vitamin C có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong, lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, khiến nhiều người hoang mang. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây chỉ là tin đồn thất thiệt và không có cơ sở khoa học.

Ăn tôm cùng các món chứa vitamin C có thực sự gây ngộ độc?
Ảnh minh hoạ

Trung tâm Chống Tin Giả Thái Lan, sau khi tham vấn Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và Bộ Y tế, khẳng định chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh rằng sự kết hợp giữa tôm và vitamin C có thể tạo ra chất độc nguy hiểm cho cơ thể. Mặc dù trong tôm có chứa một lượng nhỏ hợp chất asen (thạch tín), nhưng đây là dạng asen hữu cơ, không độc hại đối với con người. Khi tiêu thụ thực phẩm, axit trong dạ dày sẽ phân hủy các hợp chất này một cách an toàn mà không chuyển hóa thành asen độc hại như lời đồn.

garlic-prawns-0-85258741983875550603741.webp

Cứ thoải mái sáng tạo các món ăn kết hợp giữa vitamin C và tôm vì nó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe (Ảnh: Recipe Eats)

Trên thực tế, asen có thể xuất hiện tự nhiên trong đất và nước. Ngộ độc asen chỉ xảy ra khi con người tiếp xúc với một lượng lớn asen vô cơ trong thời gian dài, có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, tổn thương gan, thận, thậm chí ung thư da. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh vitamin C có thể làm biến đổi asen hữu cơ trong tôm thành chất độc gây chết người.

Tiến sĩ Jessada Denduangboripant, giảng viên Khoa Sinh học tại Đại học Chulalongkorn, cũng bác bỏ thông tin này trên trang cá nhân. Ông khẳng định, nếu việc ăn tôm cùng vitamin C thực sự gây tử vong thì những món ăn quen thuộc như tom yum, gỏi đu đủ Thái (som tam) hay tôm chấm nước chấm chua cay đều đã gây ra thương vong hàng loạt.

Các chuyên gia khuyến cáo, thay vì lo lắng về những tin đồn thất thiệt, chúng ta nên tập trung vào việc chọn mua tôm từ nguồn uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo quản đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn./.

Bài liên quan
Trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung thuốc do nhiều yếu tố trong và ngoài nước, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương và đơn vị y tế đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt trong khám, chữa bệnh.
Trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung thuốc do nhiều yếu tố trong và ngoài nước, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương và đơn vị y tế đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt trong khám, chữa bệnh.
Chính phủ ban hành Nghị định số 188/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
01/04/2025
Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý từ ngày 1/9 nhưng vẫn được Thủ tướng Chính phủ trực tiếp giao dự toán ngân sách, được dùng con dấu.
01/04/2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng chính sách tiền lương mới cho đội ngũ nhà giáo, theo hướng xếp lương cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp, bảo đảm mức sống và động lực cống hiến của giáo viên khi Luật Nhà giáo có hiệu lực từ năm 2026.
01/04/2025
Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi năm 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mở rộng quyền lợi chi trả khám chữa bệnh với nhiều đối tượng yếu thế, giúp hàng triệu người dân tiếp cận dịch vụ y tế miễn phí hoàn toàn nếu khám chữa đúng quy định.
01/04/2025
Tin mới