Bộ Tài Chính "bác" đề xuất thử nghiệm giao dịch tiền mã hóa từ 1/7/2026

Tâm Anh - Thứ sáu, ngày 21/02/2025 13:29 GMT+7

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đề xuất thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với các mô hình fintech, bao gồm giao dịch tài sản mã hóa trong trung tâm tài chính từ ngày 1/7/2026. Tuy nhiên, Bộ Tài chính không đồng tình với mốc thời gian này, cho rằng còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu trước khi triển khai.

Bộ Tài Chính "bác" đề xuất thử nghiệm giao dịch tiền mã hóa từ 1/7/2026
Ảnh minh hoạ.

Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, cơ quan này đang thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thành lập và hoạt động Trung tâm tài chính tại Việt Nam. Hồ sơ đề nghị do Bộ KH-ĐT chủ trì soạn thảo, trong đó có chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với fintech, bao gồm giao dịch tài sản mã hóa, tiền mã hóa.

Dự thảo đề xuất cho phép các giao dịch bằng tài sản mã hóa, tiền mã hóa trong trung tâm tài chính bắt đầu từ ngày 1/7/2026, đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết về các biện pháp quản lý, bao gồm:

  • Phòng chống rửa tiền liên quan đến tài sản mã hóa.
  • Quản lý, cấp phép, kiểm soát rủi ro với các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa.
  • Biện pháp quản lý hoạt động “đào” tài sản mã hóa để hạn chế tác động lên an ninh năng lượng, môi trường.
  • Cách thức xử lý việc phát hành, sở hữu và giao dịch token tiện ích, NFT.

Tuy nhiên, trong văn bản góp ý, Bộ Tài chính cho biết hiện Việt Nam chưa có khung pháp lý rõ ràng về tài sản mã hóa, tiền mã hóa. Việc quản lý các tài sản này liên quan đến nhiều bộ, ngành và có thể ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia.

Bộ Tài chính đề nghị không quy định mốc thời gian 1/7/2026 mà chỉ giao Chính phủ nghiên cứu, thí điểm các chính sách liên quan khi điều kiện chín muồi. Đồng thời, Bộ KH-ĐT cần tổng hợp ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, do đề xuất này liên quan trực tiếp đến việc sử dụng tài sản mã hóa làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch tài chính.

Việc thử nghiệm giao dịch tài sản mã hóa trong trung tâm tài chính vẫn là vấn đề gây tranh cãi, đòi hỏi nghiên cứu sâu hơn trước khi có quyết định triển khai chính thức./.

Bài liên quan
Ngay sau khi chính thức niêm yết trên một số sàn tiền số, giá Pi Network đã biến động dữ dội, giảm mạnh từ mức 2 USD xuống còn 1,2 USD, rồi tiếp tục lao dốc không phanh. Chưa đầy 24 giờ sau, giá Pi chỉ còn dao động ở mức 0,7-0,8 USD, khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng. Trong khi một số người lo lắng tìm cách bán tháo, nhiều “Pi thủ” khác vẫn giữ vững niềm tin vào tiềm năng dài hạn của đồng tiền này.
Ngay sau khi chính thức niêm yết trên một số sàn tiền số, giá Pi Network đã biến động dữ dội, giảm mạnh từ mức 2 USD xuống còn 1,2 USD, rồi tiếp tục lao dốc không phanh. Chưa đầy 24 giờ sau, giá Pi chỉ còn dao động ở mức 0,7-0,8 USD, khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng. Trong khi một số người lo lắng tìm cách bán tháo, nhiều “Pi thủ” khác vẫn giữ vững niềm tin vào tiềm năng dài hạn của đồng tiền này.
Sáng nay 21/2, trong khi giá vàng thế giới bất ngờ quay đầu giảm mạnh, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn tại Việt Nam vẫn duy trì quanh mốc cao kỷ lục, tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.
21/02/2025
Gần 2.000 nạn nhân đã rơi vào cái bẫy của một đường dây lừa đảo đầu tư tiền ảo mang tên MPX, với tổng số tiền bị chiếm đoạt lên tới hơn 2.000 tỷ đồng. Đây là một trong những vụ lừa đảo tiền ảo có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.
21/02/2025
Hội nghị Tiểu ban khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APRC) thuộc Tổ chức quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) năm 2025 – sự kiện chứng khoán lớn nhất khu vực – đang diễn ra tại Việt Nam từ ngày 19 đến 21/2/2025. Đây là lần thứ hai Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị này, trong bối cảnh thị trường tài chính đang đối mặt với những thách thức mới do tác động của công nghệ số.
21/02/2025
Trong phiên giao dịch ngày 18/2, một số công ty chứng khoán đã đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GAS và DCM, dự báo tiềm năng tăng trưởng tích cực nhờ những yếu tố hỗ trợ từ thị trường và triển vọng kinh doanh khả quan.
21/02/2025
Tin mới