Bùng nổ bán hàng qua hình thức livestream trên mạng xã hội

22/01/2023

VTV.vn - Sức "nóng" của livestream đã và đang tạo nên cuộc đua gay cấn trong ngành thương mại điện tử.

Những cuộc livestream đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người dùng mạng xã hội nhờ mang lại lợi nhuận cao trong khi chi phí thấp, tiếp cận được nhiều người mua. Đó là lý do livestream đang trở thành kênh bán hàng trực tuyến hiệu quả, thậm chí được dự báo sẽ bùng nổ thành ngành công nghiệp tỷ USD.

Nhiều người hẳn sẽ sửng sốt khi biết rằng, theo một thống kê mới đây tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày, Việt Nam có khoảng 70 đến 80 nghìn phiên livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội.

Bùng nổ bán hàng qua hình thức livestream trên mạng xã hội - Ảnh 1.

Sức "nóng" của livestream đã và đang tạo nên cuộc đua gay cấn trong ngành thương mại điện tử. Từ các doanh nghiệp đến giới nghệ sĩ, người nổi tiếng, từ người kinh doanh ở đô thị đến người nông dân… đều có thể tổ chức livestream bán hàng. Ngoài livestream bán hàng thuần túy, hiện nay đã xuất hiện cả những cuộc livestream bán hàng kéo dài tới 2 - 3 tiếng với các hoạt động âm nhạc, game và các chương trình khuyến mãi độc quyền.

Tại Trung Quốc, bán hàng qua livestream hiện đang trở thành ngành công nghiệp tỷ USD với những con số ấn tượng cũng như những kinh nghiệm về cách quản lý phương thức bán hàng đầy mới mẻ này.

Livestream được đánh giá là mỏ vàng cho những người làm kinh doanh. Nhưng không phải ai livestream cũng có nhiều người theo dõi và bán được hàng. Trong livestream, "mắt xem" - biểu tượng cho số người theo dõi là yếu tố đầu tiên đánh giá cuộc livestream có thành công hay không, từ đó kéo theo tỷ lệ chốt đơn, đặt hàng.

Khi theo dõi và mua hàng bằng hình thức livestream, khách hàng không được trực tiếp cầm sản phẩm, không được trải nghiệm sản phẩm như những mô hình mua sắm truyền thống. Do đó, có thể phát sinh các trường hợp bán hàng không đúng với cam kết chất lượng, thậm chí lừa đảo. Chính vì vậy, việc tạo điều kiện cho công nghệ này phát triển là tất yếu nhưng quản lý thế nào để đảm bảo các hoạt động livestream diễn ra đúng pháp luật là vấn đề cần cơ quan quản lý Nhà nước chú ý.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ bổ sung quy định xử lý hình thức livestream trên mạng. Ví dụ như chỉ những người đích danh trên môi trường số mới được livestream, phải cung cấp thông tin thời gian và nếu bán hàng thì phải cung cấp thông tin cho cơ quan thuế...

Là một điểm hẹn mới cho những người yêu công nghệ, chương trình HiTech Công nghệ tương lai phát sóng vào lúc 20h35 thứ Năm hàng tuần trên kênh VTV1.
Trung Quốc yêu cầu người livestream phải có trình độ chuyên môn Trung Quốc yêu cầu người livestream phải có trình độ chuyên môn

VTV.vn - Sau đợt siết chặt kiểm soát thị trường livestream hồi đầu năm, giới chức Trung Quốc vừa ban hành bộ quy định mới đối với những người tham gia vào lĩnh vực này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Telegram ngày càng phổ biến tại Việt Nam, nhưng cũng là mục tiêu của các chiến dịch lừa đảo tinh vi. Người dùng cần cẩn trọng với các đường link không rõ nguồn gốc để tránh mất tài khoản và thông tin cá nhân.
Telegram ngày càng phổ biến tại Việt Nam, nhưng cũng là mục tiêu của các chiến dịch lừa đảo tinh vi. Người dùng cần cẩn trọng với các đường link không rõ nguồn gốc để tránh mất tài khoản và thông tin cá nhân.
CES 2025 vừa mở ra tại Las Vegas, hứa hẹn giới thiệu những đột phá từ Nvidia, Samsung, LG, Honda, Sony với GPU RTX 5000, xe điện AFEELA, TV OLED 8K, và nhiều thiết bị đeo, robot thông minh.
22/01/2023
Hàn Quốc đang dẫn đầu với công nghệ pin tự dập lửa, tăng cường an toàn cho xe điện, trong khi Trung Quốc mở rộng thị phần nhờ sản xuất quy mô lớn và chi phí thấp. Cuộc cạnh tranh này không chỉ là về công nghệ mà còn về an toàn và chi phí.
22/01/2023
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
22/01/2023
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
22/01/2023
Tin mới