Chứng khoán châu Âu rơi tự do

Thế Dũng (PV Đài THVN thường trú tại châu Âu) - Thứ ba, ngày 08/04/2025 12:47 GMT+7

Thị trường chứng khoán châu Âu đã trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3/2020.

Chứng khoán châu Âu rơi tự do
Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán London, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN.

Sau đợt bán tháo tại thị trường chứng khoán châu Á, các sàn giao dịch châu Âu cũng chứng kiến diễn biến tương tự trong phiên đầu tuần 7/4. Cổ phiếu khu vực đồng Euro, Euro Stoxx 50, giảm mạnh 4,7%.

Thị trường chứng khoán châu Âu vừa trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3/2020. Các chỉ số chứng khoán châu Âu và của các nền kinh tế chủ chốt đã rơi tự do không đáy.

Kết thúc phiên 7/4, các chỉ số chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm mạnh: Đức (DAX) giảm 4,13%, Pháp (CAC 40) 4,78%, Italy (FTSE MIB) giảm sâu nhất 5,18%, Tây Ban Nha (IBEX 35) 5,12%, và London (FTSE 100) 4,64%.

Trong làn sóng giảm điểm trên toàn châu Âu, ngành công nghiệp chịu tổn thất nặng nề nhất với mức giảm 9 - 15,3%, theo sau là các ngân hàng châu Âu với mức giảm 3,7 - 7,7%.

Trước tình trạng cổ phiếu lao dốc, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu nhận định điều này bất lợi cho mọi quốc gia. Thủ tướng Ba Lan và Bộ trưởng Kinh tế Đức kêu gọi châu Âu phản ứng bình tĩnh, thống nhất, tránh các quyết định căng thẳng. Phó Thủ tướng Italy thậm chí đề xuất EC hoãn công bố biện pháp trả đũa Mỹ dự kiến vào ngày 9/4.

chung-khoan-chau-au-1704688529635576744035.webp

Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán London, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN.

Bước sang tuần mới, thuế quan vẫn là mối quan ngại hàng đầu của giới đầu tư Phố Wall, khiến phiên giao dịch đầu tiên diễn ra với nhiều biến động giằng co của các chỉ số chính.

Sau khi mở cửa với mức giảm mạnh, thị trường chứng khoán Mỹ đã trải qua phiên giao dịch đầy biến động với các chỉ số chính liên tục đảo chiều tăng giảm.

Đóng cửa ngày giao dịch 7/4, chỉ số công nghiệp Dow Jones sụt giảm tới gần 1%, trong khi S&P 500 thu hẹp mức giảm xuống chỉ còn 0,2%. Chỉ có chỉ số Nasdaq đã đảo chiều và tăng nhẹ trở lại.

Với biên độ giao dịch lên xuống gần 2.600 điểm, phiên này ghi nhận biến động mạnh nhất lịch sử của chỉ số Dow Jones. Thị trường cũng đón nhận thêm thông tin tiêu cực khi Tổng thống Trump đề cập khả năng áp thuế tới 50% lên hàng hóa Trung Quốc, làm gia tăng lo ngại về đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Bài liên quan
Giá vàng trong nước sáng 12/4 tăng mạnh theo đà thế giới, đưa vàng miếng SJC lên mức cao kỷ lục 106,2 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, mức chênh lệch mua – bán hơn 3,5 triệu đồng/lượng khiến rủi ro thua lỗ ngắn hạn gia tăng đáng kể.
Giá vàng trong nước sáng 12/4 tăng mạnh theo đà thế giới, đưa vàng miếng SJC lên mức cao kỷ lục 106,2 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, mức chênh lệch mua – bán hơn 3,5 triệu đồng/lượng khiến rủi ro thua lỗ ngắn hạn gia tăng đáng kể.
Cuộc chiến thương mại leo thang đang đẩy đồng USD rơi vào vùng nguy hiểm. Khi Trung Quốc nâng thuế với hàng hóa Mỹ và các nhà đầu tư chuyển hướng sang tài sản trú ẩn an toàn, đồng bạc xanh đã rớt xuống mức thấp nhất trong sáu tháng.
08/04/2025
Sáng nay (11/4), giá vàng trong nước chạm mốc 106,4 triệu đồng/lượng trong bối cảnh giá vàng trong nước cũng tăng mạnh.
08/04/2025
Chứng khoán Mỹ lại vừa có một phen chao đảo, khi cả 3 chỉ số chính đều giảm mạnh trong phiên giao dịch đêm 10/4 (theo giờ Việt Nam).
08/04/2025
Giá vàng thế giới tăng vọt do nhu cầu trú ẩn an toàn, kéo theo giá vàng trong nước tăng mạnh. Các thương hiệu lớn như DOJI, SJC, Bảo Tín Minh Châu và Mi Hồng đều điều chỉnh giá bán ra tăng đáng kể.
08/04/2025
Tin mới