Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, với những yêu cầu ngày càng khắt khe về phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, “chuyển đổi xanh” đã trở thành một xu thế tất yếu giúp doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài.
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp cùng Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), tổ chức hội thảo “Doanh nghiệp chuyển đổi xanh để giữ vững lợi thế cạnh tranh gia tăng xuất khẩu trong giai đoạn mới”.
Các đại biểu là các nhà quản lý, các chuyên gia, các doanh nghiệp đã cùng nhau trao đổi, thảo luận về những giải pháp đồng bộ về chuyển đổi xanh với chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động và thích ứng hiệu quả trong bối cảnh mới.
Bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam cho biết kinh tế toàn cầu đang trong bối cảnh có nhiều biến động, với những yêu cầu ngày càng khắt khe về phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, “chuyển đổi xanh” đã trở thành một xu thế tất yếu giúp doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài.
Bà Tâm cho biết, “chuyển đổi xanh” đã trở thành một xu thế tất yếu giúp doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài. (Ảnh:
Hiện xu hướng người tiêu dùng đang ngày càng không chỉ quan tâm đến chất lượng và giá cả sản phẩm, còn chú trọng đến yếu tố môi trường, quy trình sản xuất và nguồn gốc bền vững của sản phẩm. Bên cạnh đó, các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản đang ngày càng áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn với hàng hoá nhập khẩu.
Những quy định như cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU, hay các yêu cầu về chứng nhận sản phẩm hữu cơ, sản phẩm có hàm lượng carbon thấp... nếu doanh nghiệp không kịp thích ứng sẽ không thể thâm nhập vào các thị trường này. Theo bà Tâm, điều này không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội cho doanh nghiệp thể hiện mình.
Người tiêu dùng hiện nay sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, có bao bì tái chế và ít tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Đó là một bước chuyển dịch lớn trong hành vi tiêu dùng, trở thành một phong cách sống rõ rệt.
Với bà Quách Thị Anh, Tổ trưởng Tổ hợp tác thảo dược Hương Quê, cho biết, chuyển đổi xanh đối với một tổ hợp tác kinh doanh nhỏ vẫn có sự khó khăn nhất định. Việc khó nhất là tạo được niềm tin cho những hộ tham gia liên kết, tiếp đó là truyền tải kiến thức về chuyển đổi xanh.
Theo bà Anh, tổ hợp tác thảo dược Hương Quê từ khi bắt đầu thành lập đã có định hướng tới chuyển đổi xanh. Các nguồn nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo xanh và sạch. Quá trình sản xuất, tổ hợp tác đều cam kết không đưa các chất phụ gia độc hại tham gia vào, mà thay vào đó là các thành phần tự nhiên, làm sao để tới tay người tiêu dùng một sản phẩm an toàn.
"Chúng tôi mong muốn có thể tiếp cận nhiều hơn tới các chuyên gia để được hỗ trợ các chính sách, ưu đãi, kiến thức để có thể phát triển Tổ hợp tác hơn" - bà Quách Thị Anh bày tỏ.
Bà Hạnh silk, bên cạnh chuyển đổi xanh, phải làm sao để có thể đẩy mạnh được thương mại điện tử, có như vậy mới tiếp cận được nhiều người.
Một trong những giải pháp quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu là xây dựng và truyền thông hiệu quả câu chuyện "xanh" của mình, ông Đàm Quang Thắng - CEO Agricare nhấn mạnh.
Các doanh nghiệp cần đầu tư vào việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu hành vi tiêu dùng và xây dựng câu chuyện "xanh" hấp dẫn, độc đáo để thu hút sự quan tâm của khách hàng quốc tế. Ông Thắng giải thích: "Câu chuyện đó có thể là quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, sử dụng nguyên liệu tái chế, hỗ trợ cộng đồng địa phương hoặc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống"