Cơ quan thuế nói gì về tin đồn truy cập tài khoản cá nhân người bán hàng online?

Tâm Anh (t/h) - Thứ hai, ngày 13/01/2025 05:43 GMT+7

Tổng cục Thuế bác bỏ thông tin cơ quan này có quyền truy cập tài khoản cá nhân để thu thuế TMĐT từ ngày 1/1/2025, đồng thời giải thích rõ quy định và cách thức quản lý thuế trong lĩnh vực này.

Cơ quan thuế nói gì về tin đồn truy cập tài khoản cá nhân người bán hàng online?
Ảnh minh hoạ.

Thời gian qua, nhiều thông tin sai lệch trên mạng xã hội cho rằng cơ quan thuế sẽ có quyền truy cập trực tiếp vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) từ năm 2025. Tổng cục Thuế khẳng định thông tin này là không chính xác.

Theo Luật Quản lý thuế, cá nhân kinh doanh, bao gồm cả kinh doanh TMĐT, phải tự kê khai và nộp thuế. Cơ quan thuế chỉ có quyền yêu cầu các tổ chức liên quan như sàn TMĐT, ngân hàng hoặc đơn vị vận chuyển cung cấp thông tin để phục vụ thanh, kiểm tra, xác định nghĩa vụ thuế.

Đối với trường hợp cá nhân hoặc tổ chức vi phạm quy định về kê khai thuế, cơ quan thuế sẽ thực hiện xử lý truy thu, xử phạt, hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan công an nếu phát hiện hành vi trốn thuế.

Theo quy định hiện hành, cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Tỷ lệ thuế suất được áp dụng tùy lĩnh vực, như bán hàng online chịu mức thuế GTGT 1% và TNCN 0,5%.

Từ ngày 19/12/2024, ngành Thuế đã triển khai “Cổng thông tin điện tử” hỗ trợ cá nhân kinh doanh TMĐT kê khai và nộp thuế trực tuyến. Quy định mới, có hiệu lực từ 1/4/2025, yêu cầu các sàn giao dịch TMĐT khấu trừ và nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh trên nền tảng của mình.

Theo dữ liệu từ 439 sàn TMĐT, hiện cả nước có gần 725.000 tổ chức, cá nhân kinh doanh với tổng giá trị giao dịch trên 75.000 tỷ đồng. Thu thuế từ lĩnh vực này trong năm 2024 đạt khoảng 116.000 tỷ đồng. Quy định mới sẽ giúp giảm chi phí xã hội và thúc đẩy phát triển TMĐT bền vững./.

Bài liên quan
Một doanh nghiệp tại Hưng Yên vừa bị xử phạt hành chính 180 triệu đồng vì sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene, Tauau. Toàn bộ tang vật buộc tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Một doanh nghiệp tại Hưng Yên vừa bị xử phạt hành chính 180 triệu đồng vì sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene, Tauau. Toàn bộ tang vật buộc tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Nhóm người đã mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường.
13/01/2025
Ngày 14/7, Cục Thuế cho biết, hiện nay có hiện tượng một số đối tượng giả danh cơ quan thuế yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, để tránh tình trạng trên, Cục Thuế thông báo cho người nộp thuế một số lưu ý.
13/01/2025
Đặc biệt, phần lớn hộ kinh doanh vẫn lo ngại về chi phí đầu tư ban đầu, thay đổi thói quen vận hành, cũng như những áp lực từ công nghệ và thủ tục mới.
13/01/2025
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn quốc đối với lô sản phẩm Sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil - loại 125ml của Công ty TNHH MTV sản xuất dược - mỹ phẩm GAMMA.
13/01/2025
Tin mới