Công nghệ không chạm ngày càng phổ biến

23/08/2023

VTV.vn - Xu hướng công nghệ không chạm, không dây đang ngày càng trở nên phổ biến, liên tục được cải tiến và tạo ra những tiện ích bất ngờ cho con người.

Công nghệ không dây đang trở thành nhu cầu thiết yếu đối với các sản phẩm công nghệ.

Từ thế kỷ 19, khi các nhà khoa học như Faraday phát hiện ra sóng điện từ, con người đã bắt đầu nghĩ tới việc truyền tín hiệu qua không khí mà không cần tới dây dẫn.

Công nghệ không chạm ngày càng phổ biến - Ảnh 1.

Sau đó, trong thế kỷ 20, các thiết bị cá nhân như radio, truyền hình vô tuyến, điện thoại di động... lần lượt ra đời.

Công nghệ không chạm ngày càng phổ biến - Ảnh 2.

Đến thế kỷ 21 là thời kỳ bùng nổ các kết nối không dây mới ngày càng nhanh hơn, chính xác hơn và thông minh hơn.

Công nghệ không chạm ngày càng phổ biến - Ảnh 3.

Lược bỏ dần các sợi dây ra khỏi thiết bị của mình cũng là chiến lược của các ông lớn công nghệ. Điển hình như sự xuất hiện của tai nghe không dây đã khiến những chiếc tai nghe có dây dần dần biến mất.

Với việc lược bỏ dây nối, thế giới 4.0 đã dần mở ra cùng những thiết bị thông minh, thành phố thông minh, nhà máy thông minh...

Khi sợi dây nối được gỡ bỏ, con người cũng được "giải thoát". Kết nối Bluetooth, Wi-Fi, 4G và mới đây là NFC đã giúp những chiếc smartphone không chỉ loại bỏ dây dẫn ra khỏi cuộc sống mà còn khiến người dùng có thể không cần mang theo nhiều thứ lỉnh kỉnh theo người. Những chiếc thẻ ngân hàng, giấy tờ cá nhân... đều đã có các ứng dụng đảm nhiệm thay, do đó, người dùng cũng chẳng cần mang theo ví mà chỉ cần một chiếc điện thoại thay cho tất cả.

Đến nay, đã có 60 triệu người dùng trưởng thành tại Việt Nam sở hữu smartphone. Vì vậy, Apple không thể không trực tiếp tham gia thị trường. Các đây không lâu, Táo khuyết đã mở gian hàng trực tuyến và gần đây là cả dịch vụ thanh toán Apple Pay tại Việt Nam. Giao dịch thanh toán được thực hiện qua kết nối gần NFC.

Công nghệ không chạm ngày càng phổ biến - Ảnh 4.

Smartphone về cơ bản là công cụ giúp kết nối trực tiếp giữa máy POS và ngân hàng. Nhờ vậy mà nhiều cửa hàng có thể triển khai ngay cách thanh toán mới mà không cần bổ sung thiết bị hay bất cứ thao tác nào. Việc thanh toán vì đó cũng không còn giới hạn tại khu vực quầy.

Vi mạch của kết nối NFC có kích thước siêu nhỏ, thậm chí không cần nguồn điện. Vốn phổ biến trên thẻ tín dụng nhưng khi đưa lên smartphone, NFC được cho là giúp việc thanh toán an toàn hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
Năm 2024 đã chứng kiến nhiều vụ vi phạm dữ liệu đáng chú ý, làm dấy lên lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân và thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường biện pháp bảo vệ dữ liệu.
23/08/2023
Nghị định 147/2024/NĐ-CP yêu cầu xác minh danh tính người dùng mạng xã hội và lưu trữ dữ liệu trong nước, gây lo ngại về tự do ngôn luận và quyền riêng tư.
23/08/2023
Năm 2024 chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ của công nghệ Việt Nam với nhiều thành tựu nổi bật: ngừng sóng 2G, thương mại hóa 5G, thu hút đầu tư lớn vào AI và bán dẫn cùng những chính sách quản lý Internet mới. Những thay đổi này không chỉ mở ra cơ hội phát triển mà còn đặt ra những thách thức lớn trong hành trình hội nhập toàn cầu.
23/08/2023
Công ty tài chính trực tuyến Klarna của Thụy Điển gây sốc khi tuyên bố ngừng tuyển dụng vì AI có thể làm mọi việc, dấy lên tranh cãi về tương lai lao động trong kỷ nguyên số.
23/08/2023
Tin mới