Đảm bảo cơ sở, chất lượng giáo dục nơi có số học sinh lớn nhất cả nước

VTV Times - Thứ ba, ngày 15/07/2025 00:00 GMT+7

Với khoảng 2,6 triệu học sinh, hơn 3.500 cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông, TP Hồ Chí Minh (mới) là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước.

Đảm bảo cơ sở, chất lượng giáo dục nơi có số học sinh lớn nhất cả nước
Giờ ôn tập của học sinh Trường THCS Huỳnh Khương Ninh. Ảnh minh họa: TTXVN

Với khoảng 2,6 triệu học sinh và hơn 3.500 cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông, TP Hồ Chí Minh (sau sáp nhập) trở thành địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước.

Nhằm đáp ứng yêu cầu về chỗ học và đảm bảo chất lượng giáo dục sau khi hợp nhất ba địa phương, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh (mới) đã chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Các hoạt động này bao gồm cập nhật cơ sở dữ liệu ngành, rà soát cơ sở vật chất, đảm bảo đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng chuyên môn cho năm học mới.

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu, các phòng, ban chuyên môn cần khẩn trương rà soát quy mô, tình hình xây dựng trường lớp, tiếp tục tham mưu đầu tư, đảm bảo đạt chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học. Đồng thời, cần chủ động đề xuất các nội dung liên quan đến khoản thu, học phí, rà soát trang thiết bị, thống nhất các dịch vụ giáo dục đang triển khai ở ba địa bàn cũ để trình HĐND tại kỳ họp sắp tới.

Về nhân sự, Phòng Tổ chức cán bộ được giao nhiệm vụ rà soát số lượng giáo viên hiện có, xác định nhu cầu tuyển dụng ở tất cả các cấp học. Đồng thời, phối hợp với các trường đào tạo giáo viên để “đặt hàng” đào tạo với những môn học còn thiếu nguồn tuyển.

Trước sự gia tăng về quy mô học sinh và trường học, Sở yêu cầu các đơn vị rà soát, đồng bộ và cập nhật đầy đủ dữ liệu học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất trên toàn ngành. Các phòng, ban cũng cần xây dựng phương án xác định tọa độ các cơ sở giáo dục để phục vụ công tác tuyển sinh lớp đầu cấp năm học 2026 - 2027, đồng thời chuẩn bị phương án tuyển sinh lớp 10 từ sớm để học sinh và giáo viên chủ động định hướng.

Để đảm bảo chất lượng dạy học, Sở chỉ đạo các phòng xây dựng kế hoạch chuyên môn cho năm học 2025 - 2026, thành lập mạng lưới chuyên môn các cấp, tăng cường dự giờ, thăm lớp để nắm bắt thực tế và đưa ra chỉ đạo kịp thời. Với định hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nhà trường, các đơn vị cần sớm xây dựng kế hoạch cụ thể, triển khai tích hợp AI vào giảng dạy ngay từ năm học 2025 - 2026, đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ.

Sau khi hợp nhất ba địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh (mới) gồm ba khu vực, có trụ sở chính tại số 66-68 Lê Thánh Tôn, phường Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh. Trước mắt, cơ sở vật chất của ba Sở cũ được giữ nguyên trạng, đội ngũ làm việc được bố trí tại các khu vực để đảm bảo hoạt động diễn ra liên tục.

Bộ máy tổ chức của Sở mới gồm 1 Giám đốc, 9 Phó Giám đốc và 10 phòng chuyên môn./.

Bài liên quan
Trước thực trạng mỹ phẩm vi phạm về công bố, quảng cáo và chất lượng, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn yêu cầu tăng cường quản lý, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh sai phạm trên địa bàn.
Trước thực trạng mỹ phẩm vi phạm về công bố, quảng cáo và chất lượng, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn yêu cầu tăng cường quản lý, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh sai phạm trên địa bàn.
Trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung thuốc do nhiều yếu tố trong và ngoài nước, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương và đơn vị y tế đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt trong khám, chữa bệnh.
15/07/2025
Chính phủ ban hành Nghị định số 188/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
15/07/2025
Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý từ ngày 1/9 nhưng vẫn được Thủ tướng Chính phủ trực tiếp giao dự toán ngân sách, được dùng con dấu.
15/07/2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng chính sách tiền lương mới cho đội ngũ nhà giáo, theo hướng xếp lương cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp, bảo đảm mức sống và động lực cống hiến của giáo viên khi Luật Nhà giáo có hiệu lực từ năm 2026.
15/07/2025
Tin mới