Điện toán đám mây - Nền tảng dẫn dắt công nghệ thế giới

29/06/2023

VTV.vn - Điện toán đám mây là khái niệm không còn xa lạ trong thời đại công nghệ ngày nay, tồn tại ngay xung quanh và được chúng ta sử dụng hàng ngày, hàng giờ.

Hàng nghìn email trong hòm thư điện tử của bạn, các bức ảnh trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram... được lưu trữ từ năm này qua năm khác, hàng triệu video mà bạn có thể tiếp cận trên YouTube hay TikTok, hàng nghìn bộ phim để người dùng thưởng thức ở bất cứ đâu có kết nối Internet..., tất cả các nền tảng, dịch vụ này đều đang vận hành trên cơ sở sử dụng công nghệ điện toán đám mây.

Có thể hiểu điện toán đám mây là mô hình cho phép người dùng trả tiền cho các nhà cung cấp dịch vụ để được sử dụng hệ thống máy chủ, lưu trữ, ứng dụng dịch vụ từ các máy chủ ảo trên Internet. Điều này giúp các cá nhân, doanh nghiệp vẫn đạt được các mục tiêu mà không cần phải mua, sở hữu, bảo trì các trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý cồng kềnh, tốn kém nhiều chi phí như trước đây. Với điện toán đám mây, các cá nhân, doanh nghiệp còn có thể tùy biến theo nhu cầu dùng và sử dụng hệ thống máy chủ lưu trữ ứng dụng dịch vụ này mọi lúc mọi nơi chỉ cần có kết nối Internet.

Hiện nay, công nghệ điện toán đám mây được tích hợp vào điện thoại, trình duyệt web và toàn bộ hệ thống mà con người vận hành hàng ngày. Đa số người dùng Internet đã tiếp cận những dịch vụ đám mây phổ thông như email, album ảnh, bản đồ số...

Nếu phân loại theo mô hình cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cơ bản, có một số mô hình sau:

- Mô hình 1: sử dụng năng lực tính toán ảo hóa như một dịch vụ điện toán đám mây, thường được gọi tắt là IaaS.

Điện toán đám mây - Nền tảng dẫn dắt công nghệ thế giới - Ảnh 1.

Đối với mô hình này, người dùng trả tiền theo định mức hoặc trả tiền cho những gì sử dụng thực tế để truy cập vào cơ sở hạ tầng ảo, bao gồm: máy chủ ảo, không gian lưu trữ dữ liệu ảo, thiết bị bảo mật ảo... theo nhu cầu sử dụng.

- Mô hình 2: sử dụng toàn bộ các dịch vụ cần thiết để phát triển và vận hành các ứng dụng như một dịch vụ điện toán đám mây, thường được gọi tắt là PaaS.

Điện toán đám mây - Nền tảng dẫn dắt công nghệ thế giới - Ảnh 2.

Nếu IaaS chỉ cung cấp những dịch vụ cơ bản liên quan đến năng lực tính toán, lưu trữ, bảo mật ảo hóa thì có thể hiểu PaaS là những khối dịch vụ hoàn chỉnh trên nền tảng điện toán đám mây mà các nhà phát triển và vận hành phần mềm cần bổ sung như các Middleware, các công cụ quản lý dữ liệu và các công cụ hỗ trợ khác để phát triển và triển khai ứng dụng dễ dàng hơn.

- Mô hình 3: sử dụng phần mềm dưới dạng dịch vụ điện toán đám mây, thường được gọi tắt là SaaS.

Điện toán đám mây - Nền tảng dẫn dắt công nghệ thế giới - Ảnh 3.

Ở mô hình này, các phần mềm được đóng gói để cung cấp tới người dùng trực tiếp qua Internet chỉ bằng thao tác đăng ký sử dụng, không cần quan tâm đến các dịch vụ ngầm bên dưới giúp hình thành các ứng dụng, phần mềm đó xây dựng và vận hành như thế nào. Microsoft Office 365, Gmail, Google Drive, Dropbox... là những ví dụ tiêu biểu cho mô hình này, cho phép người dùng chỉ cần đăng nhập để truy cập dữ liệu ở mọi lúc, mọi nơi.

Microsoft ra mắt công cụ quản lý điện toán đám mây tích hợp trí tuệ nhân tạo Microsoft ra mắt công cụ quản lý điện toán đám mây tích hợp trí tuệ nhân tạo

VTV.vn - Microsoft mới đây đã hé lộ bản xem trước của dịch vụ quản lý điện toán đám mây sử dụng trí tuệ nhân tạo cho các nhà mạng viễn thông.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
29/06/2023
Năm 2024 đã chứng kiến nhiều vụ vi phạm dữ liệu đáng chú ý, làm dấy lên lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân và thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường biện pháp bảo vệ dữ liệu.
29/06/2023
Nghị định 147/2024/NĐ-CP yêu cầu xác minh danh tính người dùng mạng xã hội và lưu trữ dữ liệu trong nước, gây lo ngại về tự do ngôn luận và quyền riêng tư.
29/06/2023
Năm 2024 chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ của công nghệ Việt Nam với nhiều thành tựu nổi bật: ngừng sóng 2G, thương mại hóa 5G, thu hút đầu tư lớn vào AI và bán dẫn cùng những chính sách quản lý Internet mới. Những thay đổi này không chỉ mở ra cơ hội phát triển mà còn đặt ra những thách thức lớn trong hành trình hội nhập toàn cầu.
29/06/2023
Tin mới