Doanh nghiệp Việt “mất hút” trên đường đua thị phần thương mại điện tử

VTV.vn - Chủ nhật, ngày 18/05/2025 20:56 GMT+7

Doanh nghiệp ngoại đã chiếm đến hơn 99% thị phần thương mại điện tử, lấn át hoàn toàn các doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt “mất hút” trên đường đua thị phần thương mại điện tử
Ảnh minh hoạ

Chỉ cách đây hơn 3 năm thôi, Tiki cùng với Sendo là 2 đại diện doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp ngoại trên thị trường thương mại điện tử. Nhưng theo các báo cáo thị trường mới nhất, trong quý I, cả 2 thương hiệu này đã gần như "mất tích" trên bản đồ thị phần về tổng giá trị giao dịch hàng hóa của thị trường thương mại điện tử Việt Nam, khi con số thị phần gần như về mức 0%.

Theo giới phân tích, thị phần của các doanh nghiệp Việt co hẹp như hiện nay là hệ quả của việc dần đánh mất năng lực cạnh tranh trong vài năm trở lại đây khi các sàn thương mại điện tử ngoại nắm bắt được xu hướng mua sắm kết hợp giải trí của người dùng Việt Nam, để vươn lên lấy thị phần.

Điển hình là trong quý I vừa qua, một nền tảng video giải trí ngắn kết hợp mua sắm đã tăng trưởng hơn 110%, nâng mức thị phần lên gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái. Các sàn thương mại điện tử lẫn nhà bán hàng không bắt kịp xu hướng này đều chịu cảnh "chệch nhịp" khỏi đường đua thị phần.

Sức ép cạnh tranh từ doanh nghiệp ngoại đã buộc doanh nghiệp Việt chuyển hướng. Như Sendo vừa quyết định rời bỏ mô hình sàn thương mại điện tử đa ngành để chuyển mình trở thành nền tảng chuyên bán nông sản, thực phẩm.

Các chuyên gia nhìn nhận cục diện cạnh tranh trên thị trường sẽ còn tiếp tục thay đổi, doanh nghiệp nội sẽ vẫn còn cơ hội nếu chọn đúng hướng.

Ông Jianggan Li - Tổng Giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường Momentum Works nhận định: "Một trong những điểm rất thú vị của cạnh tranh thương mại điện tử đó là không nên dự báo trước vì thường bạn sẽ sai. Rất nhiều những cái tên chúng ta chúng ta từng cho là sẽ không bao giờ bị mất thị phần, nhưng sau đó bị thụt lùi so với đối thủ cạnh tranh có chiến lược tốt hơn. Cuộc cạnh tranh vẫn sẽ tiến triển và sau cùng người được lợi chính là người tiêu dùng".

Dù cạnh tranh khốc liệt, nhưng thị trường thương mại điện tử Việt Nam về tổng thể vẫn tăng trưởng ấn tượng. Quý I vừa qua tổng giá trị giao dịch hàng hoá của 4 sàn thương mại điện tử lớn đạt 101.400 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái./. 

Bài liên quan
Một doanh nghiệp tại Hưng Yên vừa bị xử phạt hành chính 180 triệu đồng vì sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene, Tauau. Toàn bộ tang vật buộc tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Một doanh nghiệp tại Hưng Yên vừa bị xử phạt hành chính 180 triệu đồng vì sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene, Tauau. Toàn bộ tang vật buộc tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Nhóm người đã mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường.
18/05/2025
Ngày 14/7, Cục Thuế cho biết, hiện nay có hiện tượng một số đối tượng giả danh cơ quan thuế yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, để tránh tình trạng trên, Cục Thuế thông báo cho người nộp thuế một số lưu ý.
18/05/2025
Đặc biệt, phần lớn hộ kinh doanh vẫn lo ngại về chi phí đầu tư ban đầu, thay đổi thói quen vận hành, cũng như những áp lực từ công nghệ và thủ tục mới.
18/05/2025
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn quốc đối với lô sản phẩm Sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil - loại 125ml của Công ty TNHH MTV sản xuất dược - mỹ phẩm GAMMA.
18/05/2025
Tin mới