Độc đáo nghề sơn mài 1.300 năm tuổi của Nhật Bản

Thứ năm, ngày 26/09/2024 06:06 GMT+7

VTV.vn - Hidehira-nuri là kỹ thuật nổi tiếng được phát triển từ thế kỷ thứ 12, kết hợp giữa sơn mài, vàng lá và họa tiết vẽ tay để tạo ra các thiết kế tuyệt đẹp.

Tỉnh Iwate là địa phương sản xuất sơn mài lớn nhất Nhật Bản, chiếm khoảng 80% số lượng sản phẩm sơn mài của cả đất nước mặt trời mọc.

Nghề sơn mài tại đây đã tồn tại khoảng 1.300 năm và được truyền qua nhiều thế hệ nghệ nhân.

Hidehira-nuri là kỹ thuật nổi tiếng được phát triển từ thế kỷ thứ 12, kết hợp giữa sơn mài, vàng lá và họa tiết vẽ tay để tạo ra các thiết kế tuyệt đẹp, điển hình là họa tiết vàng lá hình kim cương, được dán lên trên họa tiết đám mây và phủ sơn mài.

Trong những năm gần đây, với chính sách của Chính phủ Nhật Bản, khi phục hồi những di sản hay những công trình cổ thì hoàn toàn phải sử dụng nghệ nhân và các nguyên liệu của Nhật Bản, nhờ đó các ngành truyền thống như ngành sơn mài của tỉnh Iwate càng được phát triển.

Độc đáo nghề sơn mài 1.300 năm tuổi của Nhật Bản - Ảnh 1.

Một sản phẩm sơn mài được tạo nên từ kỹ thuật Hidehira-nuri.

Để đời thường hóa các sản phẩm sơn mài và thích nghi với cuộc sống hiện đại, các nghệ nhân đã sáng tạo ra các sản phẩm ít họa tiết, ít tốn công sức và giá thành rẻ, điển hình trong số đó là kỹ thuật Fudan.

Ông Takuo Aoyagi - nghệ nhân sơn mài đời thứ 5 của Marusan, tỉnh Iwate, Nhật Bản - cho biết: "Những chiếc bát có hoa văn truyền thống với nhiều họa tiết màu sắc thực tế đang dần khó sử dụng hàng ngày trong cuộc sống hiện đại. Chúng tôi đã nghĩ ra phương pháp Fudan là đánh bóng làm nổi vân gỗ và sử dụng kỹ thuật quét sơn mài truyền thống để bảo vệ và làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của gỗ".

Sản xuất sơn mài của Nhật Bản đã suy giảm mạnh mẽ kể từ sau Thế chiến thứ II, do các sản phẩm nhựa phát triển, cùng với sự xâm nhập của các sản phẩm sơn mài giá rẻ từ nước ngoài. Gần đây, tình trạng già hóa dân số đã khiến số nghệ nhân sơn mài ngày càng ít đi. Trước tình hình đó, tỉnh Iwate đã thành lập các trung tâm đào tạo miễn phí nghệ nhân sơn mài trẻ và thu hút các lao động nước ngoài.

Kể từ năm 2015, Chính phủ Nhật Bản đã đẩy mạnh sử dụng kỹ thuật sơn mài truyền thống tại Iwate trong phục dựng các công trình cổ và các bảo vật quốc gia, cùng với nỗ lực đào tạo nghệ nhân trẻ tuổi, cũng như hạn chế các sản phẩm nhựa đã khiến sản lượng sơn mài tăng 1,5 lần vào năm 2022 so với năm 2015.

Độc đáo nghệ thuật tủ gỗ Iwayado Tansu Nhật Bản Độc đáo nghệ thuật tủ gỗ Iwayado Tansu Nhật Bản

VTV.vn - Những chiếc tủ gỗ được ví như chiếc tủ "đựng cả thế giới" của Nhật Bản có tên là Iwayado đã xuất hiện vào thế kỷ thứ 11.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, đến ngày 15/1, theo lịch bay và số liệu đặt chỗ của các hãng hàng không, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ phục vụ lượng khách tăng cao kỷ lục trong giai đoạn Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, đến ngày 15/1, theo lịch bay và số liệu đặt chỗ của các hãng hàng không, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ phục vụ lượng khách tăng cao kỷ lục trong giai đoạn Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thời gian ăn tối không cố định với mỗi người vì tùy thuộc vào điều kiện gia đình, tính chất công việc. Tuy nhiên theo chuyên gia, có cách để xác định thời điểm lý tưởng.
26/09/2024
Ngày 14/1, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy mô lớn.
26/09/2024
Trong những ngày gần Tết nhiều loại hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán công khai tại nhiều cửa hàng bán lẻ và chợ ở miền núi, rẻo cao tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.
26/09/2024
Giá điện dự kiến tăng với các hộ sử dụng từ 401 kWh trở lên và nhóm doanh nghiệp sản xuất, khiến cả doanh nghiệp và người dân lo ngại về chi phí gia tăng.
26/09/2024
Tin mới