Dự kiến 5 chính sách đột phá về giáo dục nghề nghiệp

Thục Khuê (t/h) - Thứ sáu, ngày 23/05/2025 00:00 GMT+7

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai xây dựng Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) (GDNN) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Dự kiến 5 chính sách đột phá về giáo dục nghề nghiệp
Ảnh minh hoạ

Thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-CP, ngày 18/3/2025 của Chính phủ, Nghị quyết số 77/2025/UBTVQH15, ngày 21/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025, Bộ GD&ĐT đã triển khai xây dựng Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Dự kiến có 5 chính sách sẽ được xây dựng và thể chế hóa vào Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi); cụ thể như sau:

Đổi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp

Việc đổi mới hệ thống nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi công dân, đẩy mạnh phân luồng, tăng số lượng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp; thực hiện đào tạo nghề, dạy văn hoá, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đẩy nhanh lộ trình phổ cập nghề cho thanh niên.

Đổi mới hệ thống nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém về hướng nghiệp, phân luồng, liên thông; bất hợp lý về cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo; quy mô, chất lượng, hiệu quả đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành, nghề mới, kỹ năng tiên tiến, hội nhập quốc tế.

Các nội dung đổi mới bao gồm: Hình thành chương trình trung học nghề trong giáo dục nghề nghiệp, đào tạo tích hợp kiến thức nền tảng của chương trình trung học phổ thông và năng lực nghề nghiệp; đẩy mạnh hướng nghiệp, phân luồng; hình thành mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tinh gọn, hiệu quả, gồm: trường trung học nghề, trường cao đẳng.

Đồng thời, mở rộng hệ thống cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, bổ sung quy định về quy hoạch phát triển trường cao đẳng là trung tâm quốc gia, trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao; hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản trị của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đây là những đổi mới quan trọng để giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân nhưng vẫn đảm bảo tính liên thông, đào tạo chất lượng và hiệu quả và tinh gọn bộ máy.

Đổi mới chương trình, tổ chức đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Đổi mới chương trình, tổ chức đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp là một trong các chính sách quan trọng trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp sửa đổi nhằm khắc phục các tồn tại, vướng mắc của hệ giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

Theo đó, đổi mới đa dạng hóa chương trình, thời gian, hình thức, phương thức đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ theo hướng mở, linh hoạt, thực tiễn; tạo điều kiện để người dân học tập suốt đời, nâng cao, cập nhật và chuyển đổi năng lực nghề nghiệp nhằm thích ứng với sự thay đổi của công nghệ và thị trường lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo cao đẳng; nhân rộng, chuyển giao các chương trình đào tạo tiên tiến, cập nhật kịp thời các tiêu chuẩn, công nghệ mới trong giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao, nhất là những ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn cho phát triển đất nước.

Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong đào tạo các chương trình của giáo dục nghề nghiệp, Luật giáo dục nghề nghiệp sửa đổi đã nhấn mạnh tới vai trò xuyên suốt của bảo đảm chất lượng thông qua việc xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng nội bộ (IQA) hiệu quả tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Hướng tới xây dựng văn hóa chất lượng trong mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông qua cơ chế giám sát nội bộ, cải tiến liên tục và quản lý rủi ro, cũng như xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng về cơ chế giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp thông qua các cơ quan và quy trình bảo đảm chất lượng bên ngoài.

Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện chuẩn và chuẩn hóa cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo với tư cách là một trong các điều kiện đảm bảo chất lượng tối thiểu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng cũng như thiết lập cơ sở pháp lý rõ ràng về định danh, phân loại đội ngũ người dạy trong giáo dục nghề nghiệp.

Thu hút hiệu quả doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài vào giáo dục nghề nghiệp

Luật giáo dục nghề nghiệp sẽ bổ sung vai trò của doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp, các chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong việc tham gia các hoạt động giáo dục nghề nghiệp cũng như quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Cùng với đó là các chính sách về hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài trong giáo dục nghề nghiệp; chính sách thu hút lao động của doanh nghiệp tham gia giảng dạy các trình độ giáo dục nghề nghiệp mở rộng và tận dụng những lợi thế về nguồn vốn và đội ngũ giảng dạy đến từ doanh nghiệp gắn đào tạo với sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư

Ngành giáo dục nghề nghiệp đang thực hiện đổi mới mạnh mẽ về cơ chế, chính sách tài chính nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả đầu tư và phát huy tối đa nguồn lực xã hội.

Các chính sách của Luật tập trung vào minh bạch trong quản lý tài chính, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người học thông qua học phí hợp lý, học bổng và hỗ trợ tài chính. Mục tiêu là xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện đại, công khai, công bằng, thúc đẩy phân luồng học sinh hợp lý và phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển bền vững của xã hội.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp

Chính sách này nhằm thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính, cắt giảm rào cản kinh doanh và đơn giản hóa thủ tục.

Đồng thời, tập trung tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về tổ chức, nhân sự, tài chính và hoạt động chuyên môn, nâng cao trách nhiệm giải trình trước Nhà nước và xã hội.

Một trong những điểm nhấn quan trọng là đẩy mạnh phân quyền, phát huy vai trò của người đứng đầu, kết hợp cơ chế "tiền kiểm" và "hậu kiểm", đặc biệt với các ngành nghề đặc thù như y, dược. Bên cạnh đó, chính sách cũng chú trọng đơn giản hóa điều kiện đầu tư, giảm bớt thủ tục hành chính để tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục nghề nghiệp phát triển.

Với hai nội dung chính là phân cấp mạnh mẽ hơn cho các cơ sở đào tạo và tinh gọn quy định pháp lý, chính sách này hứa hẹn mang lại hiệu quả quản lý cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội./.

Bài liên quan
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng chính sách tiền lương mới cho đội ngũ nhà giáo, theo hướng xếp lương cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp, bảo đảm mức sống và động lực cống hiến của giáo viên khi Luật Nhà giáo có hiệu lực từ năm 2026.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng chính sách tiền lương mới cho đội ngũ nhà giáo, theo hướng xếp lương cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp, bảo đảm mức sống và động lực cống hiến của giáo viên khi Luật Nhà giáo có hiệu lực từ năm 2026.
Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi năm 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mở rộng quyền lợi chi trả khám chữa bệnh với nhiều đối tượng yếu thế, giúp hàng triệu người dân tiếp cận dịch vụ y tế miễn phí hoàn toàn nếu khám chữa đúng quy định.
23/05/2025
Sau khi mở rộng địa giới hành chính với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh định hướng xây dựng lại mô hình trạm y tế theo hướng hiện đại, toàn diện, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của người dân trong vùng đô thị đặc biệt.
23/05/2025
Tổng kinh phí dự kiến để triển khai chính sách trong năm học 2025–2026 là hơn 3.063 tỷ đồng, nhằm đảm bảo điều kiện chăm sóc dinh dưỡng tốt hơn cho học sinh.
23/05/2025
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý gửi Bộ Y tế, kiến nghị bỏ quy định doanh nghiệp phải kiểm nghiệm mỹ phẩm 6 tháng/lần trong Dự thảo Nghị định mới về quản lý mỹ phẩm vì cho rằng không cần thiết và gây thêm gánh nặng thủ tục.
23/05/2025
Tin mới
  • 11/07/2025
    Giữa làn sóng tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và sức ép chuyển đổi xanh ngày càng lớn, ngành logistics Việt Nam không chỉ đối mặt thách thức sống còn mà còn đứng trước cơ hội vươn lên định vị mới.
  • 11/07/2025
    Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn quốc đối với lô sản phẩm Sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil - loại 125ml của Công ty TNHH MTV sản xuất dược - mỹ phẩm GAMMA.
  • 11/07/2025
    Ruoming Pang — người đứng đầu nhóm phát triển mô hình AI của Apple — đã rời Apple để gia nhập Meta, nối dài danh sách “săn chất xám” của Zuckerberg.
  • 11/07/2025
    Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng chính sách tiền lương mới cho đội ngũ nhà giáo, theo hướng xếp lương cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp, bảo đảm mức sống và động lực cống hiến của giáo viên khi Luật Nhà giáo có hiệu lực từ năm 2026.
  • 11/07/2025
    Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi năm 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mở rộng quyền lợi chi trả khám chữa bệnh với nhiều đối tượng yếu thế, giúp hàng triệu người dân tiếp cận dịch vụ y tế miễn phí hoàn toàn nếu khám chữa đúng quy định.
  • 11/07/2025
    Hiện nay, một số địa bàn ở vùng ĐBSCL đã bắt đầu thu hoạch diện tích lúa Hè Thu sớm. Giá lúa đang ở mức thấp, nhà nông không có lãi.
  • 11/07/2025
    Trong quý II/2025, thu nhập bình quân của lao động thành thị là 9,9 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mặt bằng giá chung cư mới tại Hà Nội đã gần 80 triệu đồng/m2. Thậm chí, nhiều dự án còn lên tới hơn 150 triệu đồng/m2.
  • 11/07/2025
    Ngày 10/7, thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt khởi sắc bất chấp những tuyên bố mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thêm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng từ các đối tác thương mại lớn.
  • 11/07/2025
    Giá dầu thế giới trong phiên giao dịch ngày 10/7 đã giảm mạnh hơn 2% sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố loạt chính sách thuế quan mới, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
  • 11/07/2025
    Trước thực trạng hàng trăm dự án chậm triển khai gây lãng phí, làm xấu đô thị, Hà Nội đang ráo riết rà soát, huy động nhiều nguồn lực và yêu cầu chính quyền địa phương tăng cường giám sát, đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ.