Giá điện, nhà ở thuê tăng kéo CPI tháng 11 nhích nhẹ 0,13%

Tâm Anh (t/h) - Thứ sáu, ngày 06/12/2024 12:54 GMT+7

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước, với các yếu tố chính đến từ giá điện sinh hoạt, giá nhà ở thuê và vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng cao.

Giá điện, nhà ở thuê tăng kéo CPI tháng 11 nhích nhẹ 0,13%
Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 11/2024 so với tháng trước. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước, 2,65% so với cuối năm 2023, và 2,77% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 11 tháng, CPI tăng 3,69%, trong khi lạm phát cơ bản tăng 2,7%. Trong tháng 11, 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ ghi nhận mức tăng, nổi bật là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,87%, với giá dầu hỏa tăng 3,57%, giá gas tăng 2,25%, giá điện sinh hoạt tăng 2,03%, và giá thuê nhà tăng 0,45%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,29%, chủ yếu do giá đồ trang sức tăng 2,35% theo đà tăng của giá vàng. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,26% do giá nguyên liệu sản xuất tăng và tác động từ tỷ giá USD. Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,21% nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng khi thời tiết chuyển mùa. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,2%, với các dịch vụ như xem phim, ca nhạc và đồ chơi trẻ em đều tăng giá. Nhóm giáo dục tăng 0,11% do học phí tại một số trường tư thục tăng. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08% nhờ nhu cầu cao vào mùa cưới và chuyển mùa đông. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05% do thời tiết giao mùa làm tăng nhu cầu về thuốc.

Bên cạnh các nhóm tăng giá, có 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm chỉ số giá. Nhóm giao thông giảm 0,07% do giá vé máy bay và tàu hỏa giảm, dù giá dầu diezen và sửa chữa xe máy tăng nhẹ. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,22%, trong đó giá thực phẩm giảm 0,5% dù giá lương thực tăng 0,33%. Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,3%, với giá máy điện thoại và máy tính bảng giảm do cạnh tranh thị trường.

Lạm phát cơ bản tháng 11/2024 tăng 0,24% so với tháng trước và 2,77% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 11 tháng, lạm phát cơ bản tăng 2,7%, thấp hơn mức tăng CPI chung, chủ yếu nhờ việc loại trừ các yếu tố như lương thực, thực phẩm, và điện sinh hoạt khỏi danh mục tính lạm phát cơ bản. Những biến động giá cả tháng 11 phản ánh áp lực cung cầu cuối năm, nhưng các chính sách điều hành và bình ổn giá đã giúp kiểm soát CPI ở mức hợp lý.

Bài liên quan
Sau thông báo hoãn áp thuế, rất nhiều đơn hàng đã quay trở lại. Nhiều đơn hàng dệt may, da giầy có thời hạn giao hàng ngay cả khi hết hạn hoãn thuế đối ứng của Mỹ.
Sau thông báo hoãn áp thuế, rất nhiều đơn hàng đã quay trở lại. Nhiều đơn hàng dệt may, da giầy có thời hạn giao hàng ngay cả khi hết hạn hoãn thuế đối ứng của Mỹ.
Trước vụ việc sản xuất và tiêu thụ gần 600 sản phẩm sữa giả bị phát hiện tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, Bộ Y tế cho biết đang tích cực phối hợp với Bộ Công an trong quá trình điều tra, nhằm xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
06/12/2024
Nguồn thịt nhập về chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng thịt trong nước, do đó không làm ảnh hưởng đến giá lợn hơi trong nước.
06/12/2024
Chuỗi sự kiện kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế Vietnam International Sourcing TPHCM 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 4 đến 6-9 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn (quận 7) với hơn 300 người mua từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
06/12/2024
Nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines trong năm nay vẫn ở mức cao, dự báo khoảng từ 4,92 đến trên 5 triệu tấn. Việt Nam vẫn trong top quốc gia cung cấp gạo lớn cho thị trường này.
06/12/2024
Tin mới