Giải pháp cho những thách thức về xu hướng OTT mới trong ngành truyền hình

30/06/2023

VTV.vn - Chuyển dịch hạ tầng và ứng dụng lên điện toán đám mây được đánh giá là xu hướng tất yếu, giúp thay đổi cách quản lý, điều hành, sản xuất, phân phối nội dung của VTV.

Việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây đã trở thành xu hướng nổi bật ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nghe nhìn và nội dung số. Điển hình như nền tảng xem phim trực tuyến Netflix, nền tảng video trực tuyến như YouTube và TikTok hay nền tảng truyền hình số quốc gia VTVgo... đều ứng dụng sâu sắc công nghệ này.

Việc dịch chuyển hạ tầng và ứng dụng lên môi trường điện toán đám mây được đánh giá là xu hướng tất yếu, giúp thay đổi cơ bản cách quản lý, điều hành, sản xuất, phân phối nội dung của Đài Truyền hình Việt Nam.

Hội thảo "Hiện đại hóa hạ tầng phục vụ quản lý điều hành và sản xuất, phân phối nội dung trên môi trường Cloud" do Đài Truyền hình Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số VIDTI, SAVIS Group và Google Cloud tổ chức là cơ hội để các chuyên gia cùng nhận diện những thách thức về xu hướng OTT (Over The Top) mới trong ngành truyền hình, thảo luận về công nghệ đám mây với mức độ linh hoạt tối đa và trải nghiệm dịch vụ liền mạch cho khán giả giả, từ đó có những giải pháp cho nhu cầu dịch chuyển từ môi trường lưu trữ dữ liệu tại chỗ lên điện toán đám mây cho hạ tầng của VTV hiện nay.

Sự dịch chuyển này kết hợp với lưu trữ dữ liệu và phân phối nội dung số bằng công nghệ điện toán đám mây sẽ giúp VTV thu hút người xem và tối ưu chi phí đầu tư, vận hành.

Điện toán đám mây - Nền tảng dẫn dắt công nghệ thế giới Điện toán đám mây - Nền tảng dẫn dắt công nghệ thế giới

VTV.vn - Điện toán đám mây là khái niệm không còn xa lạ trong thời đại công nghệ ngày nay, tồn tại ngay xung quanh và được chúng ta sử dụng hàng ngày, hàng giờ.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
30/06/2023
Năm 2024 đã chứng kiến nhiều vụ vi phạm dữ liệu đáng chú ý, làm dấy lên lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân và thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường biện pháp bảo vệ dữ liệu.
30/06/2023
Nghị định 147/2024/NĐ-CP yêu cầu xác minh danh tính người dùng mạng xã hội và lưu trữ dữ liệu trong nước, gây lo ngại về tự do ngôn luận và quyền riêng tư.
30/06/2023
Năm 2024 chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ của công nghệ Việt Nam với nhiều thành tựu nổi bật: ngừng sóng 2G, thương mại hóa 5G, thu hút đầu tư lớn vào AI và bán dẫn cùng những chính sách quản lý Internet mới. Những thay đổi này không chỉ mở ra cơ hội phát triển mà còn đặt ra những thách thức lớn trong hành trình hội nhập toàn cầu.
30/06/2023
Tin mới