Giữ rừng nơi "rốn lũ" Quảng Bình

Thứ tư, ngày 02/10/2024 09:43 GMT+7

VTV.vn - Nơi vùng rốn lũ Tân Hoá, Quảng Bình. Có một người đàn ông hơn 30 năm qua nặng tình với cây gỗ Lim.

Giữ rừng nơi "rốn lũ" Quảng Bình
Ảnh minh hoạ.
Giữ rừng nơi rốn lũ Quảng Bình - Ảnh 1.

Tân Hoá nằm trong địa hình "lòng chảo", bao quanh là núi đá, mỗi khi có mưa lớn kéo dài vùng này sẽ bị ngập sâu trong nước. Chính vì thế, bà con đa số đều “sống chung với lũ”, trồng và giữ rừng được coi là nhiệm vụ được ưu tiên trong việc chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu để giảm thiểu tuyệt đối mất mát về người và của tại địa phương này.

Giữ rừng nơi rốn lũ Quảng Bình - Ảnh 2.

Phóng viên Thời Báo VTV theo chân ông Trương Xuân Đô (trú tại thôn 5 Yên Thọ, xã Tân Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình) đi thăm rừng gỗ lim được ông dành hàng chục năm cuộc đời gìn giữ và bảo bọc. Những năm qua, đối mặt với nhiều biến động nhưng ông đã không quản khó nhọc tự nguyện bảo vệ hơn 5 ha rừng tự nhiên có mật độ cây gỗ Lim khá dày. Rừng gỗ Lim cứ thế hiên ngang mọc thẳng, ngày càng vươn cao. Ảnh: Nguyễn Chiến

Giữ rừng nơi rốn lũ Quảng Bình - Ảnh 3.

Lim xanh (Erythrophleum Fordii) là loại gỗ quý hiếm được Việt Nam xếp loại IIA, là cây gỗ lớn, cao trên 30m. Đây là loại gỗ được đánh giá cao trong "tứ thiết" của cha ông ta ngày xưa "Đinh, Lim, Sến, Táu" có thân thẳng, tròn, gốc có bạnh nhỏ, vỏ màu nâu có nhiều nốt sần, gỗ cứng, thân chắc, nặng và không bị mối mọt tấn công, chịu lực nén tốt, vân gỗ dạng xoắn khá đẹp. Chính vì thế, gỗ Lim luôn đứng trước nguy cơ bị khai thác quá mức, thậm chí ở nhiều nơi bị "lâm tặc" triệt phá mất hết cả giống loài. Ảnh: Nguyễn Chiến

Giữ rừng nơi rốn lũ Quảng Bình - Ảnh 4.

Vượt mọi cám dỗ về vật chất, ông Đô đã tốn nhiều công sức để bảo vệ và chăm sóc rừng cây này. Ông coi rừng như mạng sống của mình, giữ được ngày nào, tốt ngày đó. Hành động, suy nghĩ của ông rất đáng được trân trọng và là tấm gương sáng cho sự nghiệp bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái trên quê hương Quảng Bình. Ảnh: Nguyễn Chiến

Giữ rừng nơi rốn lũ Quảng Bình - Ảnh 5.

Theo ông Đô, việc bảo vệ rừng là điều vô cùng cần thiết cho thế hệ này và cả thế hệ mai sau. Tôi bảo vệ rừng từ bao nhiêu năm nay, từ lúc chưa phân đất ruộng và đất rừng cho đến nay đã ngót nghét hơn 30 năm. Trồng rừng giúp giữ cho đất đai màu mỡ để bà con thuận lợi canh tác, đồng thời chống xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất, đặc biệt là mùa mưa bão. Cư dân trong thôn của ông sinh sống luôn được bảo vệ trước mùa mữa bão. Ảnh: Nguyễn Chiến

Giữ rừng nơi rốn lũ Quảng Bình - Ảnh 6.

Huyện Minh Hoá có tổng diện tích rừng tự nhiên lên tới 139.375 ha, rừng và đất lâm nghiệp là 127.686 ha, chiếm 91,6%, độ che phủ chiếm 78,6% nên đối mặt với nhiều nguy cơ bị khai thác. Công tác bảo vệ rừng tự nhiên gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các loại gỗ quý hiếm lại càng khó khăn hơn bởi "lâm tặc" luôn có trăm phương nghìn kế để đối phó và manh động để khai thác trộm. Ảnh: Nguyễn Chiến

Giữ rừng nơi rốn lũ Quảng Bình - Ảnh 7.

Ông Đinh Tiến Huyền, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hoá chia sẻ: Trong thời gian vừa qua, Hạt Kiểm lâm chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, đặc biệt là các ban, ngành, đoàn thể quan tâm đến công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng trên địa bàn. Với cương vị là thành viên thuộc cơ quan thường trực của ban chỉ đạo Chương trình Phát triển Lâm nghiệp bền vững của huyện, ngay từ đầu năm, Hạt Kiểm lâm Minh Hoá đã tham mưu cho UBND huyện ban hành rất nhiều văn bản liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng; tập trung chỉ đạo, tham mưu với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, tăng cường kiểm tra rừng tận gốc nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời để giảm thiệt hại về rừng. Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm còn khuyến khích người dân phát triển kinh tế từ rừng như kinh doanh, phát triển du lịch, phát triển lâm sản phụ,... Ảnh: Nguyễn Chiến

Ông Trương Thanh Duẩn, Chủ tịch UBND xã Tân Hoá cho biết : Tân Hoá là địa phương được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan hùng vĩ, hơn 10 năm thay đổi và phát triển, cho đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Xã Tân Hoá hiện nay có hơn 400 hộ có đất rừng, bà con nhân dân địa phương từng bước có ý thức trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá, người dân chủ động phát triển du lịch kiếm thêm thu nhập, đồng thời cũng tạo công ăn việc làm cho bà con nhân dân. 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Ngày 14/1, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy mô lớn.
Ngày 14/1, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy mô lớn.
Trong những ngày gần Tết nhiều loại hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán công khai tại nhiều cửa hàng bán lẻ và chợ ở miền núi, rẻo cao tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.
02/10/2024
Giá điện dự kiến tăng với các hộ sử dụng từ 401 kWh trở lên và nhóm doanh nghiệp sản xuất, khiến cả doanh nghiệp và người dân lo ngại về chi phí gia tăng.
02/10/2024
Bộ Tài chính phát hiện nhiều sai phạm trong hoạt động của các công ty xổ số kiến thiết thông qua các đợt thanh kiểm tra. Các công ty được yêu cầu khắc phục tồn tại, đảm bảo tuân thủ pháp luật nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả kinh doanh.
02/10/2024
Dịp cận Tết Nguyên đán luôn là thời điểm các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến bùng phát mạnh mẽ, với đủ hình thức từ chiêu trò "việc nhẹ, lương cao," "vé xe, vé máy bay Tết giá rẻ" đến những lời hứa hẹn khuyến mãi hấp dẫn. Dù không mới, các chiêu trò này vẫn khiến nhiều người sập bẫy vì ngày càng tinh vi hơn.
02/10/2024
Tin mới