Giữa lúc "hòa hoãn" với Mỹ, Trung Quốc vẫn mạnh tay với nhựa nhập khẩu

Pv (T.H) - Thứ hai, ngày 19/05/2025 14:03 GMT+7

Trung Quốc vừa công bố các mức thuế chống bán phá giá mới, có thể lên tới 74,9% nhắm vào mặt hàng nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).

Giữa lúc "hòa hoãn" với Mỹ, Trung Quốc vẫn mạnh tay với nhựa nhập khẩu
POM copolymer

Quyết định này được Bộ Thương mại Trung Quốc đưa ra sau khi kết thúc cuộc điều tra kéo dài từ tháng 5/2024. Đáng chú ý, cuộc điều tra được khởi động ngay sau khi Mỹ tăng mạnh thuế quan đối với hàng loạt sản phẩm của Trung Quốc như xe điện và chip máy tính. 

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, nhựa POM copolymer là một loại vật liệu quan trọng, có khả năng thay thế một phần kim loại như đồng, kẽm và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất phụ tùng ô tô, thiết bị điện tử và y tế. 

Trước đó, vào tháng một năm nay, Bộ này đã thông báo kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có hành vi bán phá giá và đã áp dụng biện pháp tạm thời bằng hình thức yêu cầu các nhà nhập khẩu đặt cọc ký quỹ từ ngày 24/1. 

Theo thông báo mới nhất hôm 16/5, hàng nhập khẩu từ Mỹ sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao nhất là lên đến 74,9%. Trong khi đó, các lô hàng từ châu Âu sẽ bị áp mức thuế 34,5%. 

Đối với hàng hóa từ Nhật Bản, mức thuế chung là 35,5%. Tuy nhiên, tập đoàn Asahi Kasei Corp được hưởng mức thuế ưu đãi hơn là chỉ 24,5%. Hàng nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc) sẽ chịu mức thuế chung 32,6%. Riêng công ty Formosa Plastics bị áp thuế 4% và Polyplastics Taiwan là 3,8%. 

Động thái này diễn ra trong bối cảnh hy vọng về sự hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ-Trung vừa được nhen nhóm. Đầu tuần này, hai bên đã đồng ý tạm thời cắt giảm thuế quan đối ứng trong vòng 90 ngày. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc hôm thứ Sáu cũng bình luận rằng thỏa thuận "đình chiến" này nên được gia hạn. 

Sau cuộc họp tại Hàn Quốc vào ngày 16/5, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) cũng đã ra cảnh báo về những "thách thức nền tảng" mà hệ thống thương mại toàn cầu đang phải đối mặt từ căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Bài liên quan
IMF cho biết đang theo dõi sát các động thái mới của Mỹ liên quan đến thuế quan, trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều bất ổn.
IMF cho biết đang theo dõi sát các động thái mới của Mỹ liên quan đến thuế quan, trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều bất ổn.
Giữa làn sóng tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và sức ép chuyển đổi xanh ngày càng lớn, ngành logistics Việt Nam không chỉ đối mặt thách thức sống còn mà còn đứng trước cơ hội vươn lên định vị mới.
19/05/2025
Trong quý II/2025, thu nhập bình quân của lao động thành thị là 9,9 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mặt bằng giá chung cư mới tại Hà Nội đã gần 80 triệu đồng/m2. Thậm chí, nhiều dự án còn lên tới hơn 150 triệu đồng/m2.
19/05/2025
Trước thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng và thông tin sai lệch xuất hiện ngày càng nhiều trên các nền tảng thương mại điện tử, việc xây dựng một hệ sinh thái số minh bạch, có trách nhiệm đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai các giải pháp cụ thể để tăng cường giám sát, hướng đến một môi trường kinh doanh trực tuyến an toàn, công bằng và bền vững.
19/05/2025
Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh thông tin thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác các thị trường để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng.
19/05/2025
Tin mới