Hoạt động sản xuất Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng

PV(t/h) - Thứ sáu, ngày 02/05/2025 14:20 GMT+7

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 4 đã ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất trong 16 tháng, giữa bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ tiếp tục leo thang.

Hoạt động sản xuất Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
Công nhân làm việc tại một xưởng sản xuất ô tô ở Trung Quốc. (Ảnh: Xinhua)

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất đã giảm xuống còn 49,0 – mức thấp nhất kể từ tháng 12/2023 và thấp hơn dự báo 49,8 của các nhà phân tích. Việc PMI rơi xuống dưới ngưỡng 50 phản ánh sự thu hẹp rõ rệt trong hoạt động sản xuất, báo hiệu những khó khăn gia tăng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trước tình hình này, chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ đưa ra thêm các chính sách hỗ trợ nền kinh tế trong quý II, căn cứ vào diễn biến thực tế. Bộ Chính trị Trung Quốc cũng cam kết hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi các mức thuế mới từ Mỹ.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng gói thuế quan trả đũa gần đây của Mỹ đã chấm dứt chuỗi hai tháng phục hồi của ngành công nghiệp Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế mới lên tới 145% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, khiến tổng mức thuế đối với một số sản phẩm lên đến 245%. Trung Quốc đáp trả bằng mức thuế 125% đối với hàng hóa Mỹ, đồng thời chỉ trích hành động của Mỹ là “trò chơi số liệu vô nghĩa”.

Theo ông Chetan Ahya, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á của Morgan Stanley, các biện pháp thuế quan trả đũa lẫn nhau đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng đối với dòng chảy thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Số lượng tàu hàng rời Trung Quốc sang Mỹ đã sụt giảm mạnh trong vài tuần gần đây.

Mặc dù chưa có tiến triển rõ rệt trong các cuộc đàm phán thương mại, cả hai bên dường như đang nỗ lực tìm cách giảm nhẹ tác động kinh tế. Trung Quốc đã miễn thuế cho một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ như dược phẩm, thiết bị hàng không, chất bán dẫn và khí ethane. Về phía Mỹ, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh miễn thuế bổ sung đối với ô tô và linh kiện nhập khẩu, đồng thời tạm dừng áp thuế một số sản phẩm điện tử từ đầu tháng.

Tuy nhiên, theo ước tính của ngân hàng Nomura, khoảng 2,2% GDP của Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mức thuế 145% của Mỹ. Ngoài ra, khoảng 9 triệu lao động trong lĩnh vực sản xuất Trung Quốc đang đối mặt với tác động trực tiếp từ chính sách thuế quan mới này./. 

Bài liên quan
Ngày 30/4, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã hoan nghênh quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc nới lỏng chính sách thuế nhập khẩu đối với ô tô sản xuất tại Mexico.
Ngày 30/4, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã hoan nghênh quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc nới lỏng chính sách thuế nhập khẩu đối với ô tô sản xuất tại Mexico.
Hàng trăm mặt hàng thực phẩm tại Nhật Bản dự kiến sẽ tăng giá trong tháng 5/2025, khi các nhà sản xuất đối mặt với áp lực từ giá nguyên liệu thô tăng cao, tình trạng thiếu hụt lao động và chi phí tiện ích leo thang.
02/05/2025
Kinh tế Mỹ đã ghi nhận mức suy giảm đầu tiên sau ba năm trong quý I năm nay.
02/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
02/05/2025
Trong tháng 4/2025, nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với những cú sốc bất ổn nghiêm trọng bắt nguồn từ chính sách thuế quan cứng rắn của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump. Giới chuyên gia gọi đây là “Mùa Đông kinh tế” năm 2025 khi mọi hoạt động, lĩnh vực đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ.
02/05/2025
Tin mới