Indonesia từ chối đề nghị bán gạo cho Malaysia

P.V - Thứ năm, ngày 24/04/2025 15:40 GMT+7

Bộ trưởng Nông nghiệp Andi Amran Sulaiman giải thích rằng Indonesia chưa thể xuất khẩu gạo vào thời điểm này vì vẫn đang trong giai đoạn cố gắng đảm bảo dự trữ trong nước.

Indonesia từ chối đề nghị bán gạo cho Malaysia
Ảnh minh họa

Lượng dự trữ gạo quốc gia (CBP) tại Cơ quan Hậu cần Nhà nước (Bulog) Indonesia hiện ở mức 3,3 triệu tấn. Cơ quan này đặt mục tiêu tăng mức dự trữ lên 4 triệu tấn vào tháng Năm tới.

Bộ trưởng Sulaiman cho biết, Malaysia đã đề nghị nhập khẩu gạo từ Indonesia do nguồn cung trong nước không đủ. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung đã đẩy giá gạo lên cao ở Malaysia và quốc gia này hiện chỉ có thể đáp ứng khoảng 40-50% nhu cầu gạo nội địa.

Trong khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp và An ninh lương thực Malaysia, ông Mohamad Bin Sabu, cho biết, mặc dù chưa có chỉ thị chính thức nào về việc nhập khẩu gạo từ Indonesia, nhưng Bộ sẽ thảo luận thêm về kế hoạch này.

Malaysia cũng bày tỏ mong muốn hợp tác với Indonesia để tăng sản lượng gạo trong nước thông qua trao đổi công nghệ nông nghiệp và đào tạo.

Ngoài Malaysia, Bộ trưởng Amran cho biết Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản cũng đang dự kiến sẽ đến Indonesia vào cuối tháng 4/2025 để thảo luận về nguồn cung cấp gạo. Giá gạo tại Nhật Bản đã tăng trong 15 tuần liên tiếp bất chấp nỗ lực của chính phủ nhằm ổn định thị trường bằng cách giải phóng nguồn cung dự trữ.

Dựa trên Khảo sát khung mẫu khu vực (KSA) tháng 2/2025 của Cục Thống kê Indonesia (BPS), tổng sản lượng lúa trong giai đoạn từ tháng 1-5/2025 ước tính đạt 34,47 triệu tấn. Theo chuyên gia nông nghiệp Khudori của Hiệp hội Kinh tế Chính trị Indonesia (AEPI), con số này tương đương với khoảng 16,62 triệu tấn gạo phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân được sản xuất trong cùng kỳ, tăng 1,83 triệu tấn, tương đương 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo BPS, năm 2024 sản lượng gạo phục vụ nhu cầu lương thực của người dân đạt khoảng 30,62 triệu tấn, giảm 1,54% so với sản lượng năm 2023 là 31,1 triệu tấn.

Indonesia đang nỗ lực hướng đến mục tiêu tự chủ lương thực, sản lượng và dự trữ gạo trong nước đã tăng mạnh, cho phép nước này ngừng nhập khẩu gạo trong năm 2025.

Bài liên quan
Ngày 22/4, nhiều nền tảng thương mại điện tử lớn tại Trung Quốc như Taobao, JD.com, Douyin, Kuaishou… đã công bố điều chỉnh chính sách hậu mãi, trong đó đáng chú ý là việc hủy bỏ cơ chế “chỉ hoàn tiền” – vốn gây nhiều tranh cãi trong suốt thời gian qua.
Ngày 22/4, nhiều nền tảng thương mại điện tử lớn tại Trung Quốc như Taobao, JD.com, Douyin, Kuaishou… đã công bố điều chỉnh chính sách hậu mãi, trong đó đáng chú ý là việc hủy bỏ cơ chế “chỉ hoàn tiền” – vốn gây nhiều tranh cãi trong suốt thời gian qua.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang ghi nhận tín hiệu tích cực khi giá gạo trên thị trường quốc tế liên tục tăng. Việt Nam hiện đã vượt qua Thái Lan và Ấn Độ, trở thành quốc gia có giá gạo xuất khẩu cao nhất.
24/04/2025
Vừa qua, nhà sản xuất thiết bị quang học Nhật Bản Konica Minolta đang chuẩn bị sản xuất một lớp màng bảo vệ có thể kéo dài gấp đôi tuổi thọ của các tấm pin Mặt trời có thể uốn cong perovskite lên khoảng 20 năm. Đây là sáng kiến giúp Nhật Bản thúc đẩy các giải pháp năng lượng xanh.
24/04/2025
Theo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giá bưởi xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc trung bình đạt 2,4 USD/kg tương đương khoảng hơn 61.000 đồng/kg, cao hơn 30% so với giá tại Trung Quốc.
24/04/2025
Trong bối cảnh làn sóng chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, cùng với xu hướng chuyển dịch xanh, tiêu dùng xanh ngày càng bùng nổ trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Đây cũng là cơ hội để hàng hoá Việt Nam chinh phục những thị trường xanh như châu Âu.
24/04/2025
Tin mới