Khám phá người ảo siêu thực Vi An do người Việt Nam phát triển

05/04/2024

VTV.vn - Đại sứ ảo siêu thực Vi An do Viettel phát triển có khả năng giao tiếp và diện mạo như con người, với làn da, mái tóc, ánh mắt chân thật.

Vi An là đại sứ ảo siêu thực đầu tiên tại Việt Nam, do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel phát triển và vừa được giới thiệu tại Hội nghị Di động thế giới 2024 (MWC 2024). Viettel cũng là đại diện Việt Nam duy nhất tại MWC 2024 ra mắt thế giới công nghệ AI Human.

Khám phá người ảo siêu thực Vi An do người Việt Nam phát triển - Ảnh 1.

Vi An được giới thiệu tại MWC 2024 (Ảnh: Viettel Family)

Là một người ảo được tạo dựng và phát triển dựa trên công nghệ Meta Human, Vi An có khả năng giao tiếp và diện mạo như người thật, với làn da, mái tóc, ánh mắt chân thật.

Bên cạnh MWC, Vi An còn xuất hiện tại nhiều sự kiện khác ở các trung tâm thương mại, hội nghị điện toán đám mây..., thu hút sự đón nhận của công chúng. Thậm chí, Vi An còn sở hữu tài khoản Instagram riêng, từng gây sốt với bộ hình hợp tác cùng Anh Tú - Diệu Nhi.

Theo ông Trần Trung Kiên - Trưởng phòng Ứng dụng AI, Trung tâm phân tích dữ liệu, Viettel Telecom, Vi An được thiết kế theo dạng người ảo siêu thực, có cử chỉ hành động, có ánh mắt, nụ cười..., khiến người dùng tương tác rất thích thú, có thể hỗ trợ cho hoạt động truyền thông của Viettel tại các sự kiện truyền thông trên mạng xã hội.

Khám phá người ảo siêu thực Vi An do người Việt Nam phát triển - Ảnh 2.

Ông Trần Trung Kiên - Trưởng phòng Ứng dụng AI, Trung tâm phân tích dữ liệu, Viettel Telecom, Viettel

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp hiện đại nhất như Houdini, Unreal Engine, Maya để tạo ra hình ảnh làn da, mái tóc, đôi mắt và mô phỏng lại chuyển động của quần áo, tóc con người một cách chân thật nhất, các hệ thống Motion Capture - ghi hình chuyển động đa dạng cũng cần thiết và đóng vai trò quan trọng để tạo ra những cử chỉ chân thật, đem "sự sống" tới cho nhân vật.

Khám phá người ảo siêu thực Vi An do người Việt Nam phát triển - Ảnh 3.

Vi An được phát triển dựa trên công nghệ Meta Human với diện mạo giống như người thật (Ảnh: Viettel)

Trong quá trình nghiên cứu, thiết kế và tạo ra đại sứ ảo Vi An, nhóm nghiên cứu đã phải tính toán để cô gái xinh đẹp này có thể trả lời nhanh và chính xác nhất câu hỏi mà người dùng đưa ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhóm nghiên cứu của Viettel đã xây dựng Vi An trên hệ thống ngôn ngữ lớn tùy chỉnh và đào tạo liên tục.

"Khi mình càng hỏi nhiều, Vi An sẽ càng trả lời thông minh hơn" - ông Trần Trung Kiên chia sẻ.

Vi An được biết đến là một người mẫu ảo và một nhà sáng tạo nội dung với kênh Instagram với cộng đồng hơn 38.000 người theo dõi chỉ trong thời gian ngắn. Các bạn trẻ rất hân hoan và háo hức khi trải nghiệm công nghệ mới này. Ấn tượng chung về Vi An là cỗ máy thực sự thông minh khi có câu trả lời khác nhau một cách linh hoạt cho cùng một câu hỏi.

Thời gian tới, nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp Vi An để trở thành phiên bản hoàn hảo hơn, có thể trả lời nhanh, chính xác với độ trễ thời gian thấp nhất, trả lời được câu hỏi ở nhiều lĩnh vực khác nhau, xử lý đa ngôn ngữ...

Sự xuất hiện của Vi An là tín hiệu đáng mừng, khẳng định sức mạnh về con người và năng lực sáng tạo của Việt Nam trên thị trường công nghệ quốc tế.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
Năm 2024 đã chứng kiến nhiều vụ vi phạm dữ liệu đáng chú ý, làm dấy lên lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân và thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường biện pháp bảo vệ dữ liệu.
05/04/2024
Nghị định 147/2024/NĐ-CP yêu cầu xác minh danh tính người dùng mạng xã hội và lưu trữ dữ liệu trong nước, gây lo ngại về tự do ngôn luận và quyền riêng tư.
05/04/2024
Năm 2024 chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ của công nghệ Việt Nam với nhiều thành tựu nổi bật: ngừng sóng 2G, thương mại hóa 5G, thu hút đầu tư lớn vào AI và bán dẫn cùng những chính sách quản lý Internet mới. Những thay đổi này không chỉ mở ra cơ hội phát triển mà còn đặt ra những thách thức lớn trong hành trình hội nhập toàn cầu.
05/04/2024
Công ty tài chính trực tuyến Klarna của Thụy Điển gây sốc khi tuyên bố ngừng tuyển dụng vì AI có thể làm mọi việc, dấy lên tranh cãi về tương lai lao động trong kỷ nguyên số.
05/04/2024
Tin mới