Kháng sinh làm giảm hiệu quả vaccine với trẻ sơ sinh

VTVTimes - Thứ hai, ngày 07/04/2025 17:22 GMT+7

Việc sử dụng kháng sinh ở trẻ sơ sinh có thể làm suy yếu khả năng đáp ứng với vaccine do những thay đổi trong hệ vi sinh đường ruột.

Kháng sinh làm giảm hiệu quả vaccine với trẻ sơ sinh
(Ảnh: Getty)

Nghiên cứu do các nhà khoa học từ 12 tổ chức tại Australia thực hiện và được công bố trên tạp chí Nature.

Các nhà nghiên cứu Australia đã theo dõi 191 trẻ sơ sinh khỏe mạnh, sinh thường, từ khi chào đời đến 15 tháng tuổi. Các bé được chia thành nhiều nhóm dựa trên việc tiếp xúc với kháng sinh gồm nhóm không tiếp xúc trực tiếp hoặc qua mẹ, nhóm tiếp xúc qua kháng sinh của mẹ, nhóm được điều trị kháng sinh ít nhất 48 giờ trong giai đoạn sơ sinh.

Kết quả cho thấy những trẻ phải điều trị kháng sinh trực tiếp trong giai đoạn sơ sinh có mức kháng thể thấp hơn đáng kể. Cụ thể, những trẻ được dùng kháng sinh trong vài tuần đầu đời có mức kháng thể đối với nhiều loại vaccine thấp hơn đáng kể khi được 7 và 15 tháng tuổi.

Trong số đó, có 111 trẻ tiếp xúc với kháng sinh ở giai đoạn sơ sinh, gồm 32 trẻ được điều trị trực tiếp, 49 trẻ bị ảnh hưởng gián tiếp do mẹ dùng thuốc kháng sinh khi chuyển dạ và 30 trẻ có mẹ sử dụng kháng sinh trong 6 tuần đầu sau sinh.

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá hệ vi sinh đường ruột của trẻ vào thời điểm tiêm vaccine đầu tiên lúc 6 tuần tuổi. Kết quả cho thấy những trẻ được điều trị kháng sinh ngay sau sinh có lượng vi khuẩn có lợi Bifidobacterium thấp hơn.

05042025-khang-sinh-lam-giam-hieu-qua-vaccine-voi-tre-so-sinh-77865695576963478301810-67331108632968005168733.jpg

(Ảnh: Guardian)

Sự suy giảm Bifidobacterium có liên quan đến mức kháng thể thấp hơn đối với nhiều thành phần trong vaccine phế cầu khuẩn và Haemophilus influenzae loại B, ở cả 2 giai đoạn của trẻ là 7 và 15 tháng tuổi.

Giáo sư David Lynn - Giám đốc Viện Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Nam Úc, đồng tác giả nghiên cứu - cho biết Bifidobacterium thường xuất hiện phổ biến trong đường ruột khỏe mạnh của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu đời. Loại vi khuẩn này đặc biệt thích nghi với việc chuyển hóa oligosaccharide - một dạng carbohydrate trong sữa mẹ, nên chúng có tỷ lệ cao ở trẻ bú sữa mẹ.

Theo ông Lynn, vi khuẩn Bifidobacterium giúp kích thích hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho phản ứng kháng thể tối ưu đối với vaccine. Thành phần hệ vi sinh đường ruột tại thời điểm tiêm chủng cũng là yếu tố quan trọng nhất.

Ông cho rằng kháng sinh có thể cản trở quá trình định cư tự nhiên của bifidobacteria, tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác phát triển trong ruột.

Nghiên cứu này góp phần làm rõ vai trò quan trọng của hệ vi sinh đường ruột đối với hiệu quả của vaccine, đồng thời gợi ý giải pháp cải thiện miễn dịch ở trẻ sơ sinh cần điều trị kháng sinh./.

Bài liên quan
Bệnh nhân là một bé gái 3 tuổi ở bang Durango, đang được điều trị tích cực tại bệnh viện trong tình trạng nghiêm trọng.
Bệnh nhân là một bé gái 3 tuổi ở bang Durango, đang được điều trị tích cực tại bệnh viện trong tình trạng nghiêm trọng.
Chiều 6/4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã trao đổi về đề xuất "học sinh cấp THCS, THPT sẽ học 2 buổi/ngày" tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ.
07/04/2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Sở GDĐT 63 tỉnh thành tổ chức thi thử tốt nghiệp đối với 100% học sinh lớp 12 trước kỳ thi chính thức.
07/04/2025
Tình trạng mỹ phẩm giả xuất hiện ngày càng tinh vi, khiến người tiêu dùng khó phân biệt thật – giả, dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe. Dưới đây là 7 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn nhận diện mỹ phẩm chính hãng trong tích tắc.
07/04/2025
Thiếu máu là tình trạng phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ và trẻ em, trong đó nguyên nhân hàng đầu tại Việt Nam là do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ. Việc bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và phòng ngừa thiếu máu.
07/04/2025
Tin mới