Khởi công cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành: Bước đột phá hạ tầng giao thông phía Nam

Theo Báo Điện tử Chính phủ - Thứ bảy, ngày 01/02/2025 13:59 GMT+7

Dự án cao tốc quan trọng kết nối TP.HCM với Bình Dương, Bình Phước và Tây Nguyên chính thức khởi công, mở ra động lực phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực Đông Nam Bộ.

Khởi công cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành: Bước đột phá hạ tầng giao thông phía Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ khởi công dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương. Đây là dự án giao thông trọng điểm với sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Dự án có chiều dài hơn 52 km được quy hoạch 6 làn xe cao tốc với vận tốc thiết kế 100 km/h. Đây là tuyến cao tốc đầu tiên kết nối TP.HCM với Bình Dương, Bình Phước và liên thông với cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành để mở rộng kết nối lên Tây Nguyên.

Trong giai đoạn 1, dự án sẽ được đầu tư với quy mô 4 làn xe cao tốc, làn dừng xe khẩn cấp liên tục trên toàn tuyến, bề rộng nền đường 25,5m. Tổng mức đầu tư hơn 8.833 tỷ đồng theo phương thức đối tác công - tư (PPP), thời gian thực hiện 36 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.

Liên danh nhà đầu tư dự án gồm Tổng công ty đầu tư và phát triển công nghiệp (Becamex IDC), Công ty CP Phát triển hạ tầng kỹ thuật (Becamex IJC), Công ty CP Phát triển hạ tầng kỹ thuật Becamex Bình Phước (BCMC) và Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao tinh thần chủ động của liên danh nhà đầu tư Becamex - Đèo Cả, nhận định đây là những đơn vị có năng lực và kinh nghiệm “Tôi tin tưởng với năng lực, kinh nghiệm của liên danh Becamex và Đèo Cả sẽ làm tốt và sớm hoàn thành dự án TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành”. Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời yêu cầu các đơn vị tư vấn, cơ quan nhà nước và địa phương thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch, không để xảy ra tiêu cực.

Sự kết hợp giữa hai doanh nghiệp hạ tầng hàng đầu Việt Nam

Dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành là sự kết hợp giữa hệ sinh thái Becamex – doanh nghiệp chủ lực của tỉnh Bình Dương và Tập đoàn Đèo Cả – đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư, thi công và quản lý vận hành các công trình giao thông Becamex là doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương, giúp địa phương này trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hàng đầu cả nước.

Trong khi đó, Tập đoàn Đèo Cả là nhà đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ lớn nhất Việt Nam. Tính đến đầu năm 2025, doanh nghiệp này đã đầu tư, xây dựng hơn 30 km hầm đường bộ, 410 km đường cao tốc và quốc lộ, 6 cây cầu lớn và quản lý 18 trạm thu phí BOT trên cả nước. Các công trình tiêu biểu như Hầm Đèo Cả, hầm Hải Vân 2, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận… đã góp phần nâng cao năng lực kết nối giao thông Bắc - Nam và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, Đèo Cả hiện đang triển khai nhiều dự án cao tốc lớn như Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng mức đầu tư hơn 25.300 tỷ đồng, đồng thời thi công các tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Chí Thạnh - Vân Phong, Khánh Hòa - Buôn Mê Thuột, Vành đai 3 TP.HCM…

Tạo động lực phát triển vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

Trong khuôn khổ lễ khởi công, Công ty CP đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV đã ký kết thỏa thuận tài trợ tín dụng cho dự án. Tuyến cao tốc này kết nối từ đường Vành đai 3 TP.HCM đến thị xã Chơn Thành (Bình Phước), tạo động lực phát triển cho khu vực Đông Nam Bộ, mở rộng không gian đô thị và công nghiệp.

Khi tuyến cao tốc Chơn Thành - Gia Nghĩa hoàn thành, hệ thống hạ tầng sẽ tiếp tục kết nối với Tây Nguyên, tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bảo đảm quốc phòng, an ninh. Dự án cũng góp phần thực hiện mục tiêu 5.000 km đường cao tốc mà Đảng và Chính phủ đã đề ra trong giai đoạn 2021-2030./.

Bài liên quan
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, vượt mốc 2.800 USD/ounce trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu chịu áp lực trước động thái áp thuế mới của Mỹ.
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, vượt mốc 2.800 USD/ounce trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu chịu áp lực trước động thái áp thuế mới của Mỹ.
Giá vàng thế giới chạm đỉnh lịch sử mới trên 2.800 USD/ounce, kéo theo vàng miếng SJC và vàng nhẫn trong nước tăng vọt. Nhu cầu giao dịch tuy tăng nhưng vẫn ở mức cầm chừng do kỳ nghỉ Tết.
01/02/2025
Giá vàng trong nước không có nhiều biến động trong khi giá vàng thế giới giảm nhẹ sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất.
01/02/2025
Trong khi giá vàng thế giới bật tăng mạnh hàng chục USD/ounce, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn 99,99 trong nước lại giảm nhẹ, đi ngược xu hướng toàn cầu. Điều này khiến giới đầu tư và người mua vàng trong ngày đầu năm mới không khỏi bất ngờ.
01/02/2025
Dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) đã hoàn thành, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nhập khẩu 600 MW điện gió từ Lào. Đây là nguồn điện sạch, góp phần đảm bảo cung ứng điện năng ổn định và bền vững cho Việt Nam trong năm 2025.
01/02/2025
Tin mới