Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc không có kế hoạch ứng phó với thuế quan của Mỹ

P.V - Thứ năm, ngày 03/04/2025 12:19 GMT+7

Nhiều doanh nghiệp chế tạo của Hàn Quốc đang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề từ chính sách thuế của Mỹ nhưng phần lớn vẫn chưa có biện pháp ứng phó cụ thể.

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc không có kế hoạch ứng phó với thuế quan của Mỹ
Ảnh minh hoạ.

Ngày 1/4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KORCHAM) công bố kết quả khảo sát trên 2.107 doanh nghiệp chế tạo toàn quốc, đánh giá tác động của chính sách thuế quan Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh Washington sắp áp thuế đối ứng và thuế nhập khẩu ô tô.

Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KORCHAM) cho thấy hơn 60% doanh nghiệp chế tạo Hàn Quốc dự kiến chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Mỹ. Trong đó, 46,3% doanh nghiệp dự báo chịu ảnh hưởng gián tiếp và 14% chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Xét theo ngành nghề, lĩnh vực chịu ảnh hưởng cao nhất là pin với 84,6%, tiếp đến là ngành ô tô và phụ tùng ô tô với 81,3%.

Khảo sát của KORCHAM cho thấy, các doanh nghiệp chế tạo Hàn Quốc chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Mỹ chủ yếu là các nhà cung cấp phụ tùng và vật liệu trung gian cho các tập đoàn lớn của Hàn Quốc đang đầu tư tại Mỹ.

tải xuống.png

Hơn 60% doanh nghiệp Hàn Quốc chịu tác động từ chính sách thuế của Mỹ.

Các ngành công nghiệp khác cũng chịu tác động đáng kể từ chính sách thuế quan của Mỹ, bao gồm chip bán dẫn (69,6%), thiết bị y tế chính xác (69,2%), thiết bị điện tử (67,2%), thiết bị máy móc (66,3%) và điện tử, viễn thông (65,4%).

Về quy mô doanh nghiệp, các doanh nghiệp lớn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (76,7%), tiếp theo là doanh nghiệp tầm trung (70,6%) và doanh nghiệp vừa và nhỏ (58%).

Về tác động cụ thể, 47,2% doanh nghiệp lo ngại sản lượng giao hàng giảm, trong khi 24% lo lắng về lợi nhuận giảm do thuế quan tăng cao.

Mặc dù chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Mỹ, các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn có phản ứng khá dè dặt. Theo khảo sát của KORCHAM, 45,5% doanh nghiệp chọn giải pháp theo dõi tình hình, 29% tìm cách giảm chi phí sản xuất, trong khi chỉ 3,9% tính đến việc sản xuất tại chỗ hoặc đa dạng hóa thị trường. Đáng chú ý, 20,8% doanh nghiệp thừa nhận chưa có kế hoạch ứng phó cụ thể.

Đặc biệt, có tới 24,2% doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng trả lời rằng không có kế hoạch ứng phó, cho thấy sự thiếu chuẩn bị của nhóm đối tượng này.

Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc khuyến nghị Chính phủ nước này cần nhanh chóng có các biện pháp chia sẻ thông tin chi tiết; hỗ trợ vốn liên quan đến vấn đề thuế, phí xuất khẩu; hỗ trợ tài chính để giảm chi phí sản xuất nhằm duy trì sản lượng; cũng như thúc đẩy tiêu dùng trong nước cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc tự đối phó.

Bài liên quan
Tin tưởng vào tiềm năng thị trường Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã đặt mục tiêu cao dù lần đầu đến chào hàng.
Tin tưởng vào tiềm năng thị trường Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã đặt mục tiêu cao dù lần đầu đến chào hàng.
Saffron, hay nhụy hoa nghệ tây, được mệnh danh là "vàng đỏ" với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng loại thảo dược quý giá này. Dưới đây là những đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng saffron để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
03/04/2025
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023
03/04/2025
Sau khi tăng 1 USD trong phiên giao dịch ngày 2/4, giá dầu thế giới đảo chiều giảm mạnh trong phiên giao dịch ngoài giờ sau khi Tổng thống Mỹ công bố thuế đối ứng.
03/04/2025
Báo cáo của S&P Global chỉ ra giá đầu vào, tức các nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất tiếp tục tăng trong tháng 3.
03/04/2025
Tin mới