Những điều cấm kỵ khi ăn táo đỏ, kẻo rước hoạ vào người

Mỹ Tâm (t/h) - Thứ năm, ngày 27/02/2025 07:07 GMT+7

Táo đỏ, hay còn gọi là đại táo, là một loại quả giàu dinh dưỡng, được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền và ẩm thực. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng, việc ăn táo đỏ không đúng cách có thể gây ra những tác hại không mong muốn.

Những điều cấm kỵ khi ăn táo đỏ, kẻo rước hoạ vào người
Hình minh hoạ.

Điều đầu tiên cần lưu ý là bạn không nên ăn quá nhiều táo đỏ. Mặc dù giàu vitamin và khoáng chất, táo đỏ cũng chứa hàm lượng đường cao, có thể gây tăng đường huyết đột ngột, đặc biệt nguy hiểm đối với người mắc bệnh tiểu đường. 

Ngoài ra, lượng chất xơ dồi dào trong táo đỏ nếu tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là táo bón. Theo quan niệm của Đông y, táo đỏ có tính ôn, ăn nhiều có thể gây nóng trong người, dẫn đến mụn nhọt, nhiệt miệng.

Một điều cấm kỵ khác là không nên ăn táo đỏ khi bụng đói. Việc này có thể gây kích ứng dạ dày, dẫn đến cảm giác khó chịu, buồn nôn. Bên cạnh đó, cần tránh kết hợp táo đỏ với một số thực phẩm kỵ nhau. Ví dụ, táo đỏ kỵ với gan động vật. Khi ăn chung, cơ thể có thể hấp thụ quá nhiều sắt và đồng, gây dư thừa, ảnh hưởng xấu đến gan, tim, tuyến tụy và hệ thần kinh. Ngoài ra, theo các bác sĩ, không nên sử dụng táo đỏ cùng với huyền sâm và bạch vị.

Không phải ai cũng phù hợp để ăn táo đỏ. Những người mắc bệnh tiểu đường, có vấn đề về tiêu hóa, cơ địa nóng trong, trẻ nhỏ bị chứng cam, người có giun sán, người huyết hư, nội nhiệt, người có lượng đường huyết cao, máu nhiễm mỡ, hoặc những người bị đau bụng do giun, có bỉ khối ở ngực hay đau dạ dày do khí bế nên hạn chế hoặc tránh ăn táo đỏ./.

Bài liên quan
Dự thảo nghị quyết mới quy định 10 khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục công lập tại TP Hồ Chí Minh đang được lấy ý kiến, hướng tới thống nhất thực hiện từ năm học 2025–2026.
Dự thảo nghị quyết mới quy định 10 khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục công lập tại TP Hồ Chí Minh đang được lấy ý kiến, hướng tới thống nhất thực hiện từ năm học 2025–2026.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa yêu cầu thu hồi và tiêu hủy 4 lô Dầu mù u Thái Dương trên toàn quốc sau khi phát hiện các sản phẩm này không rõ nguồn gốc và không đạt tiêu chuẩn chất lượng về thể tích.
27/02/2025
Nâng hỗ trợ đóng BHYT cho học sinh, sinh viên, thêm lựa chọn cấp thẻ điện tử,… là loạt điểm mới trong Nghị định 188 vừa được Chính phủ ban hành.
27/02/2025
AI đang khẳng định được tầm quan trọng và định hình lại tương lai ngành y tế. Một chương trình giáo dục về AI cho 15.000 nhân viên y tế tại Việt Nam đang được triển khai để nâng cao tay nghề và năng suất lao động của các cán bộ ngành Y.
27/02/2025
Hai loại kem chống nắng Vitamin C và Sun Cream vừa bị phát hiện là hàng giả do có chỉ số SPF đạt mức dưới 70% so với công bố ghi trên bao bì.
27/02/2025
Tin mới