Nỗ lực của các quốc gia trong cuộc đua làm chủ năng lượng tái tạo

07/08/2023

VTV.vn - Làm thế nào để làm chậm lại tiến trình biến đổi khí hậu, hướng tới một tương lai bền vững, công nghệ năng lượng tái tạo được cho là câu trả lời cho câu hỏi này.

Thủy điện, dầu mỏ, than là những nguồn năng lượng truyền thống, trong đó, nhiên liệu hóa thạch tạo ra một lượng lớn khí nhà kính, dẫn đến nhiều hệ quả xấu cho môi trường. Đồng thời, những nguồn năng lượng truyền thống này cũng đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.

Trong khi đó, sẵn có trong thiên nhiên là những nguồn năng lượng được cho là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, thủy triều, sóng, địa nhiệt... hoặc những nguồn năng lượng có thể tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục như năng lượng sinh khối - dạng năng lượng được tạo thành từ nhiên liệu sinh học, chất hữu cơ.

Vì vậy, các quốc gia đã và đang tập trung nghiên cứu, phát triển công nghệ tạo ra những năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng xanh từ những nguồn năng lượng này.

Singapore sở hữu nhà máy điện mặt trời nổi lớn nhất thế giới. Quốc gia này đặt mục tiêu năng lượng mặt trời sẽ cung cấp khoảng 3% tổng lượng điện tiêu thụ.

Nỗ lực của các quốc gia trong cuộc đua làm chủ năng lượng tái tạo - Ảnh 1.

Tại châu Âu, Hà Lan là một trong các quốc gia đi đầu trong phát triển năng lượng tái tạo. Mục tiêu của Hà Lan là đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi có thể đạt 11,5 GW, đáp ứng tới 40% nhu cầu điện hiện tại.

Lhyfe - một công ty khởi nghiệp tại Pháp - vừa công bố sản xuất Hydro xanh từ nguồn điện do tuabin gió trên biển cung cấp. Mỗi trạm chứa một hệ thống điện phân, có khả năng biến đổi nước biển được khử muối tại chỗ thành khí Hydro và Oxy nhờ điện năng được cung cấp từ tuabin gió nổi nằm gần đó. Theo công ty, các trạm này có khả năng sản xuất 400 kg Hydro mỗi ngày, tương đương 1 MW năng lượng.

Nỗ lực của các quốc gia trong cuộc đua làm chủ năng lượng tái tạo - Ảnh 2.

Tại các quốc gia khác trên thế giới, nhiều mô hình phát triển năng lượng tái tạo cũng được triển khai. Anh, Mỹ, Indonesia đã triển khai các dự án nhà máy điện địa nhiệt. Trong khi đó, Nhật Bản mới đây đã thử nghiệm hệ thống tạo năng lượng từ sức gió của các cơn bão.

Nhiều nhà khoa học, nhiều quốc gia đang trong cuộc chạy đua nhằm phát triển và làm chủ công nghệ sản xuất các nguồn năng lượng tái tạo mới, đưa vào ứng dụng rộng rãi trong đời sống để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nói riêng và thế giới nói chung.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
07/08/2023
Năm 2024 đã chứng kiến nhiều vụ vi phạm dữ liệu đáng chú ý, làm dấy lên lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân và thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường biện pháp bảo vệ dữ liệu.
07/08/2023
Nghị định 147/2024/NĐ-CP yêu cầu xác minh danh tính người dùng mạng xã hội và lưu trữ dữ liệu trong nước, gây lo ngại về tự do ngôn luận và quyền riêng tư.
07/08/2023
Năm 2024 chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ của công nghệ Việt Nam với nhiều thành tựu nổi bật: ngừng sóng 2G, thương mại hóa 5G, thu hút đầu tư lớn vào AI và bán dẫn cùng những chính sách quản lý Internet mới. Những thay đổi này không chỉ mở ra cơ hội phát triển mà còn đặt ra những thách thức lớn trong hành trình hội nhập toàn cầu.
07/08/2023
Tin mới