Sầu riêng chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Mỹ Tâm (t/h) - 09/01/2025

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã lập kỷ lục 7,2 tỉ USD, cao hơn 1,6 tỉ USD so với năm 2023.

Sầu riêng chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả
Hình ảnh minh hoạ.

Theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, ước tính năm 2024, xuất khẩu sầu riêng thu về khoảng 3,3 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2023, gấp 7,8 lần kim ngạch xuất khẩu của năm 2022 (năm đầu tiên sầu riêng Việt được xuất chính ngạch sang thị trường Trung Quốc).

Với kết quả trên, sầu riêng chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành rau quả trong năm 2024, đồng thời thiết lập kỷ lục mới.

Đáng chú ý, trong 11 tháng năm 2024, “trái cây vua” của nước ta xuất sang Trung Quốc tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023, sang Thái Lan tăng 82%, sang Nhật Bản tăng 85%. Đặc biệt, sầu riêng xuất khẩu sang Campuchia tăng đột biến 139 lần so với cùng kỳ năm trước đó.

Hiện nay, Trung Quốc vẫn là khách hàng lớn nhất, chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam.

Thống kê của cơ quan hải quan Trung Quốc, tính đến hết tháng 11/2024, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 720.660 tấn sầu riêng từ Việt Nam, giá trị đạt trên 2,86 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước đó, nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam tăng mạnh 50,2% về lượng và tăng 38,2% về giá trị.

Theo đó, thị phần sầu riêng của Việt Nam chiếm 47,09% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc thời gian này, tăng cao so với thị phần 35% trong năm 2023. Trong khi đó, thị phần sầu riêng Thái Lan giảm từ 65% năm 2023 xuống còn 52% trong 11 tháng năm 2024. Sầu riêng Philippines đứng thứ 3 về thị phần tại Trung Quốc trong 11 tháng năm 2024 với 13 nghìn tấn, trị giá 32 triệu USD./.



Bài liên quan
Bước sang năm 2025, ngành gạo đối diện không ít khó khăn khi giá gạo xuất khẩu và nội địa đồng loạt giảm mạnh, xuống mức thấp nhất trong hai năm qua. Điều này đặt ra bài toán cấp bách về việc ổn định giá cả, bảo vệ lợi ích của nông dân và duy trì đà phát triển bền vững.
Bước sang năm 2025, ngành gạo đối diện không ít khó khăn khi giá gạo xuất khẩu và nội địa đồng loạt giảm mạnh, xuống mức thấp nhất trong hai năm qua. Điều này đặt ra bài toán cấp bách về việc ổn định giá cả, bảo vệ lợi ích của nông dân và duy trì đà phát triển bền vững.
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, việc điều hành giá cả và bình ổn thị trường đã được xác định là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa, giữ vững niềm tin của người dân và doanh nghiệp.
09/01/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục yêu cầu EVN nghiên cứu số liệu và đánh giá tác động của giá điện hai thành phần, báo cáo Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và cho phép áp dụng theo lộ trình, không áp dụng đồng loạt ngay cho các đối tượng.
09/01/2025
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều 7-1, đại diện Vụ Thị trường trong nước thừa nhận tiêu dùng xăng sinh học E5 ngày càng giảm.
09/01/2025
Phát triển công nghiệp bán dẫn là xu hướng chung của thế giới; là nhu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu...
09/01/2025
Tin mới