Vào những ngày cuối năm, tình hình giao thương hàng hóa tăng đột biến từ đó dẫn đến nhiều vi phạm pháp luật về hàng hóa tiêu dùng. Nắm rõ được tình hình, Cục quản lý thị trường Thái Bình đã tăng cường tuần tra kiểm soát giao thương hàng hóa dịp giáp Tết Nguyên Đán 2025.
Trước nhu cầu mua bán hàng hóa dịp cuối năm, tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng càng leo thang, Cục quản lý thị trường (QLTT) Thái Bình đã chỉ đạo sát sao, tăng cường tuần tra kiểm soát nhằm phòng, chống và xử lý các hành vi vi kinh doanh hàng hóa nhập lập; sản xuất buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; các sản phẩm cấm tiêu thị, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, các hành vi về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm phát luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lời người tiêu dùng cùng các hành vi gian lận thương mại theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, đơn vị thường xuyên tổ chức kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có dấu hiệu vi phạm.
Cục QLTT Thái Bình tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các mặt hàng thuộc nhóm bình ổn giá, các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán và các mặt hàng trọng điểm biến động về giá như: Vàng bạc, xăng dầu, vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi... Đồng thời chỉ đạo các Đội QLTT rà soát, bổ sung và lập dữ liệu quản lý địa bàn các tổ chức, cá nhân hoạt động, sản xuất kinh trên địa bàn, thực hiện nghiêm công tác tổng hợp báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề và đột xuất để báo cáo Bộ Công thương, Tổng cục QLTT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389/ĐP tỉnh theo quy định.
Theo thống kê, thời gian vừa qua Cục QLTT đã thu giữ 706 kg vải không rõ nguồn gốc, xuất xứ; 800 chiếc áo khoác nhập lậu; 208 đôi giày nam nhập lậu; 9 chiếc điện thoại iphone nhập lậu, 71 sản phẩm quần áo nam nhập lậu, 35 cái kính mắt không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tổng trị giá hàng hoá thu giữ khoảng 114 triệu đồng. Buộc tiêu huỷ: 293 kg sản phẩm đông lạnh không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, 5 bộ quần áo giả mạo nhãn hiệu, 2.650 cái bánh mochi nhập lậu, 5 hộp thịt sấy (loại gà, bò, heo); 17 gói kẹo cà phê và 21 gói hoa quả sấy không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tổng trị giá hàng hoá gần 18 triệu đồng.
Cục quản lý thị trường Thái Bình kiểm tra, thu giữ và tiêu hủy nhiều hàng hóa vi phạm
Những hàng hóa đang tạm giữ chờ xử lý gồm: 88 chiếc điện thoại di động đã qua sử dụng là hàng nhập lậu và 01 chiếc điện thoại di động đã qua sử dụng là hàng giả có tổng trị giá gần 622 triệu đồng, dự kiến xử phạt vi phạm hành chính 100 triệu đồng; 8.383 đơn vị sản phẩm là quần áo, vải may mặc các loại là hàng nhập lậu trị giá khoảng 475 triệu đồng, dự kiến xử phạt 195 triệu đồng.
Những hàng hóa đang tạm giữ chờ xử lý gồm: 88 chiếc điện thoại di động đã qua sử dụng là hàng nhập lậu và 01 chiếc điện thoại di động đã qua sử dụng là hàng giả có tổng trị giá gần 622 triệu đồng, dự kiến xử phạt vi phạm hành chính 100 triệu đồng; 8.383 đơn vị sản phẩm là quần áo, vải may mặc các loại là hàng nhập lậu trị giá khoảng 475 triệu đồng, dự kiến xử phạt 195 triệu đồng.
Năm 2024 vừa qua, Cục QLTT Thái Bình đã kiểm tra, xử lý (theo thẩm quyền của quản lý thị trường): 1030 vụ (tăng 60 vụ kiểm tra so với năm 2023); Tổng số vụ vi phạm đã xử lý: 667 vụ với 709 hành vi. Số tiền nộp ngân sách nhà nước khoảng 3,6 tỷ đồng (đạt 103.5% kế hoạch được giao). Đã phối hợp với Cơ quan CSĐT công an tỉnh Thái Bình khởi tố 4 vụ án với tổng giá trị hàng hoá hơn 1,8 tỷ đồng. Hàng hóa tang vật bị tịch thu, xử lý theo hình thức bán trị giá khoảng 245 triệu đồng; Hàng hóa tang vật tịch thu đã tiêu hủy trị giá khoảng 237 triệu đồng; Hàng hóa tang vật tịch thu đang chờ xử lý trị giá gần 393 triệu đồng.
Cục QLTT tỉnh đã chuyển 02 vụ việc vi phạm hành chính vượt thẩm quyền của Cục trưởng và tham mưu UBND tỉnh ban hành 02 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách nhà nước số tiền gần 420 triệu đồng. Buộc thu hồi, tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng 237 lít xăng RON 95- III có chất lượng không đảm bảo quy chuẩn. Tịch thu 67 mặt hàng gồm 792 sản phẩm thiết bị y tế nhập lậu và không rõ nguồn gốc, xuất xứ có trị giá gần 328 triệu đồng.