Việt Nam vươn lên dẫn đầu Đông Nam Á về tốc độ phát triển du lịch

Theo Doanh nhân Sài Gòn - Thứ sáu, ngày 28/03/2025 07:22 GMT+7

Chính sách visa thông thoáng, mạng lưới bay thẳng ngày càng mở rộng cùng sự xuất hiện của hàng loạt khu nghỉ dưỡng cao cấp… đã đưa Việt Nam trở thành điểm sáng mới trên bản đồ du lịch khu vực.

Việt Nam vươn lên dẫn đầu Đông Nam Á về tốc độ phát triển du lịch
Hình minh hoạ.

Trong khi Thái Lan tiếp tục giữ vai trò “ông hoàng du lịch” của Đông Nam Á, nhất là khi được chọn làm bối cảnh chính cho phần 3 của series truyền hình đình đám The White Lotus thì Việt Nam lại đang lặng lẽ tăng tốc, vượt qua nhiều tên tuổi quen thuộc để trở thành quốc gia có tốc độ phát triển du lịch nhanh nhất khu vực.

Theo số liệu mới nhất, năm 2024, Việt Nam đã đón 17,5 triệu lượt khách quốc tế, vượt qua Singapore và chỉ đứng sau Thái Lan (35 triệu lượt) và Malaysia (25 triệu lượt). Nhưng đáng chú ý hơn cả là tốc độ phục hồi ấn tượng của ngành du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid-19, đạt tới 98% so với mức trước đại dịch, cao hơn hẳn so với Thái Lan (87,5%) hay Singapore (86%).

Chỉ riêng hai tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã ghi nhận gần 4 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước - một con số cho thấy sức hấp dẫn ngày càng lớn của quốc gia hình chữ S trong mắt bạn bè thế giới.

Có nhiều lý do lý giải cho sự bứt phá của du lịch Việt Nam. Trước hết là yếu tố thuận tiện: Từ năm 2021, đường bay thẳng đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam (San Francisco - TP.HCM) chính thức đi vào hoạt động. Chính sách visa điện tử áp dụng từ năm 2023 đã mở rộng thời gian lưu trú lên đến 90 ngày, đơn giản hóa đáng kể thủ tục nhập cảnh cho du khách. Việt Nam hiện miễn thị thực cho hơn 10 quốc gia, trong đó có các thị trường lớn như Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga... và danh sách này tiếp tục được mở rộng.

Song song đó là sự đổ bộ của các thương hiệu khách sạn danh tiếng thế giới, từ Regent Phú Quốc, Capella Hà Nội cho đến JW Marriott Hotel & Suites Sài Gòn. Các “ông lớn” khác như Luxury Collection, Ritz-Carlton Reserve hay Park Hyatt cũng đang trong quá trình phát triển dự án. Ngành ẩm thực Việt cũng có bước tiến vượt bậc khi được Michelin Guide mở rộng đánh giá trong năm 2024 - một cú hích đưa ẩm thực bản địa ra sân chơi toàn cầu.

nqs.1cdn.vn-2025-03-18-_dautu.kinhtechungkhoan.vn-stores-news_dataimages-2025-032025-17-11-_cau-vang-1-anh-nt-73920250317112416.jpg

Hình minh hoạ.

Việt Nam không chỉ là điểm đến mới mẻ mà còn là lựa chọn thay thế đầy hấp dẫn cho những ai đã quen với Phuket hay Koh Samui (Thái Lan), hoặc đang tìm kiếm trải nghiệm độc đáo, ít đông đúc hơn so với Nhật Bản hay Singapore.

Mike Nguyễn - Nhà sáng lập Công ty du lịch hạng sang Ansova Travel tại TP.HCM chia sẻ rằng số lượng đặt tour quốc tế trong năm 2024 của doanh nghiệp ông đã tăng 25% so với năm ngoái, thậm chí vượt qua cả mức trước đại dịch. Ông dự báo mức tăng trưởng năm 2025 có thể đạt 20-30%.

Đáng chú ý, ngoài lượng khách truyền thống từ Mỹ, nhóm khách cao cấp đến từ Ấn Độ đang nổi lên mạnh mẽ. Phú Quốc và Hạ Long trở thành điểm đến ưa chuộng cho các đám cưới xa hoa của giới thượng lưu Ấn Độ trong năm 2024. Nhờ vậy, lượng khách Ấn đến Việt Nam đã tăng gần 300% so với trước đại dịch, cán mốc hơn nửa triệu lượt.

Du khách Trung Quốc, đặc biệt là nhóm khách có khả năng chi tiêu cao cũng góp phần vào đà tăng trưởng, một phần do những lo ngại an ninh tại Thái Lan sau vụ việc gây xôn xao liên quan đến nữ diễn viên Vương Hành bị bắt cóc tại Bangkok.

Thêm vào đó, sân bay quốc tế Long Thành dự kiến sẽ chính thức hoạt động từ tháng 3 năm 2026, giúp tăng năng lực tiếp nhận khách quốc tế lên 25 triệu lượt mỗi năm, tạo điều kiện hạ tầng vững chắc cho tham vọng dài hạn.

Không có dấu hiệu nào cho thấy đà tăng trưởng này sẽ chững lại. Mục tiêu của Việt Nam trong năm 2025 là đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế, một con số đầy tham vọng nhưng hoàn toàn khả thi trong bối cảnh thị trường đang "ấm lên" từng ngày. Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cũng nhận định, Việt Nam là điểm du lịch phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Đến cuối năm 2025, Việt Nam dự kiến đạt kỷ lục 23 triệu lượt khách quốc tế.

Bức tranh lớn hơn cho thấy, Việt Nam không chỉ phục hồi sau đại dịch, mà còn đang hướng tới mục tiêu vươn lên đứng thứ hai trong số các quốc gia được ghé thăm nhiều nhất Đông Nam Á vào cuối thập kỷ này./.

Bài liên quan
Sau khi sáp nhập với TP Hồ Chí Minh, lệ phí đăng ký ôtô dưới 9 chỗ lần đầu với người dân tỉnh Bình Dương (cũ) và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ) tăng từ 1 triệu lên 20 triệu đồng.
Sau khi sáp nhập với TP Hồ Chí Minh, lệ phí đăng ký ôtô dưới 9 chỗ lần đầu với người dân tỉnh Bình Dương (cũ) và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ) tăng từ 1 triệu lên 20 triệu đồng.
Ngày 4/7, thông tin từ Cục Hải quan cho biết trong 6 tháng đầu năm, ngành đã quyết liệt đấu tranh và triệt phá trên 8.560 vụ buôn lậu, gian lận thương mại với trị giá hàng hóa vi phạm hơn 13.614 tỷ đồng, nộp vào ngân sách Nhà nước đạt hơn 461 tỷ đồng.
28/03/2025
EVN yêu cầu rà soát các trường hợp khách hàng có sản lượng điện năng hoặc hóa đơn tiền điện tăng bất thường trong kỳ hóa đơn tháng 6/2025.
28/03/2025
Trong tháng 6/2025, sản lượng điện bình quân theo ngày trên toàn địa bàn Hà Nội đạt hơn 90 triệu kWh, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2024.
28/03/2025
Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - Chánh Văn phòng Bộ, Người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin về tiến độ điều tra vụ sữa giả HIUP và dầu chăn nuôi dùng cho người Ofood.
28/03/2025
Tin mới