Ấn Độ đề xuất miễn thuế có điều kiện cho một số hàng hóa với Mỹ

Nhật Linh - Thứ năm, ngày 08/05/2025 06:38 GMT+7

Đề xuất trên được các quan chức thương mại Ấn Độ đưa ra trong chuyến thăm Washington vào cuối tháng trước.

Ấn Độ đề xuất miễn thuế có điều kiện cho một số hàng hóa với Mỹ
Tổng thống Donald Trump tiếp Thủ tướng Narendra Modi tại Nhà Trắng ngày 14/2. (Ảnh: AP).

Ấn Độ đã đề xuất miễn thuế hoàn toàn (zero-for-zero) đối với thép, phụ tùng ô tô và dược phẩm trên cơ sở có đi có lại, áp dụng cho một lượng hàng nhập khẩu nhất định trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ. Nếu vượt quá ngưỡng đề xuất, hàng nhập khẩu sẽ phải chịu mức thuế thông thường.

Theo đó, hai quốc gia đang ưu tiên một số lĩnh vực nhất định để sớm đạt được thỏa thuận trước khi kết thúc thời hạn tạm dừng 90 ngày đối với các biện pháp thuế quan đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump. 

Các nguồn tin cũng cho biết, Mỹ đã yêu cầu Ấn Độ giải quyết những lo ngại của họ xung quanh các Lệnh Kiểm soát Chất lượng (QCO) mà Mỹ coi là rào cản thương mại phi thuế quan đối với hàng xuất khẩu của mình. Các tiêu chuẩn chất lượng bắt buộc này đặt ra các tiêu chí mà cả nhà sản xuất trong nước và nước ngoài phải đáp ứng trước khi bán hàng tại Ấn Độ, nhưng chúng bị chỉ trích là thiếu minh bạch và không công bằng.

Phía Ấn Độ sẵn sàng xem xét lại các QCO hiện hành trong các lĩnh vực như thiết bị y tế và hóa chất, đồng thời đề xuất ký một thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Mỹ. Điều đó đồng nghĩa hai quốc gia sẽ chấp nhận các tiêu chuẩn và thông lệ quản lý của nhau.

Hiện chưa rõ liệu các đề xuất này có nằm trong thỏa thuận cuối cùng hay không.

Các đề xuất của Ấn Độ được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức xuất khẩu. Các tổ chức này cho rằng việc loại bỏ thuế quan lẫn nhau đối với hàng công nghiệp sẽ không ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp trong nước hoặc khả năng cạnh tranh của họ.

Theo dữ liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ, nước này đã xuất khẩu lượng dược phẩm trị giá 10,5 tỷ USD và hàng kỹ thuật trị giá 19,1 tỷ USD sang Mỹ trong năm tài chính 2024-2025 (kết thúc vào tháng 3/2025).

Tổng thống Trump hôm 4/5 đã gợi ý rằng một số thỏa thuận thương mại có thể được ký kết ngay trong tuần này, mang lại hy vọng cho các đối tác thương mại của Mỹ. Các nền kinh tế châu Á, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, nằm trong số những quốc gia dẫn đầu cuộc đua nhằm đạt được các thỏa thuận tạm thời với chính quyền của ông./.  

Bài liên quan
Nhiều tập đoàn lớn của Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng doanh số tích cực tại Trung Quốc trong quý I/2025, cho thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của thị trường đông dân nhất thế giới đối với các doanh nghiệp toàn cầu.
Nhiều tập đoàn lớn của Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng doanh số tích cực tại Trung Quốc trong quý I/2025, cho thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của thị trường đông dân nhất thế giới đối với các doanh nghiệp toàn cầu.
Theo báo cáo mới công bố của Văn phòng khu vực Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các công việc trên nền tảng số đang phát triển nhanh chóng tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe, mang lại nhiều cơ hội việc làm mới nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức về điều kiện lao động và bảo trợ xã hội.
08/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị các biện pháp đáp trả mạnh mẽ, bao gồm kế hoạch áp thuế lên tới 100 tỷ euro (113 tỷ USD) hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, nhằm đối phó với những chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
08/05/2025
Thống kê trên hệ thống cơ sở dữ liệu (Big Data) tự động của ngành Thuế đối với hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động, kết quả đến nay, hệ thống đã tạo lệnh cho 256.797 hồ sơ hoàn thuế và gửi điện tử cho Kho bạc Nhà nước để chi hoàn thuế với số tiền trên 1.169 tỷ đồng cho người nộp thuế.
08/05/2025
Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc PBoC ngày 7/5 đã phát đi tín hiệu cắt giảm lãi suất và bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng, cùng một số biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ khác nhằm giảm thiểu tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ.
08/05/2025
Tin mới