Bệnh sởi gia tăng: Những điều cha mẹ cần biết

Thục Khuê (t/h) - Thứ bảy, ngày 22/03/2025 09:36 GMT+7

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây truyền qua đường hô hấp. Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác. Bệnh lây qua đường hô hấp, có xu hướng phát triển mạnh vào mùa Đông - Xuân.

Bệnh sởi gia tăng: Những điều cha mẹ cần biết
Tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ.

Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh qua giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Đôi khi bệnh có thể lây gián tiếp qua những đồ vật mới bị nhiễm các chất tiết đường mũi họng của người bệnh.

Sởi có tính lây truyền cao và chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi khi tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu đạt trên 95%.

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.

Dưới đây là những điều cần lưu ý về bệnh sởi Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo tới phụ huynh:

benh-soi-28289407830830375956720-75155864676128487058172.jpg

benh-soi--1-29347096736593909996442-15590083860273137053037.jpg

benh-soi--2-39469500140809730215485-22948361778589706376909.jpg

benh-soi--3-58349831200694309765251-01020259480759394053161.jpg

benh-soi--4-26530106918342281327983-84643279540290015717658.jpg

benh-soi--5-60260270363408358080341-28159154924514584179243.jpg

benh-soi--6-39940588026594044118860-97386591114157539707454.jpg

Để phòng chống bệnh sởi, Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo:

1. Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch và các nhóm tuổi khác (6-9 tháng, 1-10 tuổi) tham gia chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

2. Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; đeo khẩu trang nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.

3. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể cho trẻ.

4. Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng và đủ ánh sáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.

5. Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời./.

Bài liên quan
Dự thảo nghị quyết mới quy định 10 khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục công lập tại TP Hồ Chí Minh đang được lấy ý kiến, hướng tới thống nhất thực hiện từ năm học 2025–2026.
Dự thảo nghị quyết mới quy định 10 khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục công lập tại TP Hồ Chí Minh đang được lấy ý kiến, hướng tới thống nhất thực hiện từ năm học 2025–2026.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa yêu cầu thu hồi và tiêu hủy 4 lô Dầu mù u Thái Dương trên toàn quốc sau khi phát hiện các sản phẩm này không rõ nguồn gốc và không đạt tiêu chuẩn chất lượng về thể tích.
22/03/2025
Nâng hỗ trợ đóng BHYT cho học sinh, sinh viên, thêm lựa chọn cấp thẻ điện tử,… là loạt điểm mới trong Nghị định 188 vừa được Chính phủ ban hành.
22/03/2025
AI đang khẳng định được tầm quan trọng và định hình lại tương lai ngành y tế. Một chương trình giáo dục về AI cho 15.000 nhân viên y tế tại Việt Nam đang được triển khai để nâng cao tay nghề và năng suất lao động của các cán bộ ngành Y.
22/03/2025
Hai loại kem chống nắng Vitamin C và Sun Cream vừa bị phát hiện là hàng giả do có chỉ số SPF đạt mức dưới 70% so với công bố ghi trên bao bì.
22/03/2025
Tin mới