Chăm sóc da thông minh: Bí quyết ngừa mụn cho người trưởng thành

Thục Khuê (t/h) - Thứ hai, ngày 10/02/2025 13:40 GMT+7

Không chỉ là nỗi ám ảnh của tuổi dậy thì, mụn vẫn có thể tiếp tục xuất hiện khi bạn đã qua tuổi 30. Nguyên nhân không chỉ đến từ nội tiết tố mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như chế độ sinh hoạt, chăm sóc da và thậm chí là căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Hiểu rõ những tác nhân gây mụn và biết cách điều chỉnh sẽ giúp bạn kiểm soát làn da tốt hơn.

Chăm sóc da thông minh: Bí quyết ngừa mụn cho người trưởng thành
Người trung niên có mụn chủ yếu do bệnh gan, tỳ vị suy yếu kèm theo một số vấn đề về tinh thần và giấc ngủ. Ảnh: Weibo

Mụn trứng cá là một dạng viêm nang lông và tuyến bã nhờn trên da, thường phổ biến nhất ở tuổi dậy thì do sự gia tăng hormone androgen kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Khi lượng dầu thừa tiết ra quá nhiều, lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, không phải ai cũng thoát khỏi mụn khi bước qua tuổi trưởng thành. Nhiều người trên 30 vẫn phải đối mặt với tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Ngoài sự mất cân bằng nội tiết tố, một số yếu tố khác cũng có thể kích thích sự hình thành mụn ở người lớn. Sự sừng hóa bất thường của tuyến bã nhờn có thể làm hẹp lỗ chân lông, gây bít tắc và dẫn đến mụn viêm. Phụ nữ thường dễ bị mụn hơn vào những ngày trước kỳ kinh nguyệt, trong thời gian mang thai hoặc khi mắc hội chứng buồng trứng đa nang. 

Có một số loại trà thảo mộc như dâu tây, mận đen, táo gai, phục linh... cũng có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giảm mụn nhọt. Ảnh Weibo.webp

Có một số loại trà thảo mộc như dâu tây, mận đen, táo gai, phục linh... cũng có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giảm mụn nhọt. Ảnh: Weibo

Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, tác dụng phụ của một số loại thuốc như corticosteroid, lithium hay thuốc chống động kinh cũng có thể khiến da bùng phát mụn. Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt như làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài, chế độ ăn nhiều đường, dầu mỡ hoặc đồ cay nóng cũng góp phần làm tình trạng mụn trầm trọng hơn. Không giống như mụn tuổi dậy thì, mụn ở người trưởng thành thường xuất hiện ở vùng hàm dưới, sau tai, ngực và lưng, dưới dạng nốt sần lớn có đầu mủ, gây đau nhức và lâu lành hơn.

Để kiểm soát mụn hiệu quả, việc duy trì lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng. Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya và giữ tinh thần thoải mái có thể giúp cơ thể cân bằng nội tiết tố, giảm nguy cơ bùng phát mụn. Chăm sóc da đúng cách với các sản phẩm dịu nhẹ, tránh dùng mỹ phẩm chứa nhiều dầu, kết hợp với việc giữ vệ sinh cá nhân tốt cũng góp phần hạn chế mụn. Ngoài ra, điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, đồ cay nóng và tăng cường rau xanh, nước lọc sẽ giúp làn da khỏe mạnh hơn từ bên trong./.

Bài liên quan
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Shi Zhengli - một nhà virus học, người nổi tiếng nhất với công trình nghiên cứu về virus corona tại một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Shi Zhengli - một nhà virus học, người nổi tiếng nhất với công trình nghiên cứu về virus corona tại một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Thuốc lá điện tử có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
10/02/2025
Bệnh viện Nhân dân 115 (TP Hồ Chí Minh) gần đây tiếp nhận một bệnh nhân nam 66 tuổi, trong tình trạng đau đầu dữ dội, co giật méo miệng, yếu nhẹ nửa người phải.
10/02/2025
Sở Y tế Hà Nội đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các đơn vị có hành vi lợi dụng tăng giá thuốc Tamiflu.
10/02/2025
Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP Hồ Chí Minh) vừa thực hiện một ca mổ cấp cứu cho một thanh niên 21 tuổi bị thủng tim do tai nạn lao động hy hữu.
10/02/2025
Tin mới