"Cú hích" chuyển đổi năng lượng tại Đông Nam Á

Mỹ Hoa - Thứ hai, ngày 05/05/2025 11:45 GMT+7

Các mức thuế sắp tới mà Mỹ dự định sẽ áp cho mặt hàng tấm pin Mặt Trời sản xuất tại một số nước Đông Nam Á sẽ khiến việc xuất khẩu pin Mặt Trời sang Mỹ trở nên “bất khả thi” về mặt thương mại. Giới chuyên gia nhận định rằng đây sẽ là cơ hội để khu vực này đẩy mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng vốn đã bị trì hoãn từ lâu.

"Cú hích" chuyển đổi năng lượng tại Đông Nam Á
Động lực thúc đẩy chuyển đổi xanh từ điện mặt trời

Cụ thể, hồi đầu tháng Mỹ đã công bố kế hoạch áp thuế cao lên các tấm pin Mặt Trời sản xuất tại Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia sau một thời gian điều tra. Nếu được phê duyệt vào tháng tới, chúng sẽ được cộng dồn vào các mức thuế đã được chính quyền Tổng thống Trump áp đặt trước đó, bao gồm thuế suất 10% đối với hầu hết các quốc gia và 145% đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.

Trung Quốc hiện sản xuất 80% tấm pin Mặt Trời trên toàn cầu và kiểm soát 80% mọi công đoạn của quy trình sản xuất. Trong khi đó, Đông Nam Á chiếm gần 80% lượng pin Mặt Trời nhập khẩu vào Mỹ trong năm 2024. Mặc dù đầu tư vào sản xuất pin Mặt Trời đã tăng lên ở Mỹ trong những năm gần đây, thị trường này vẫn phụ thuộc nhiều vào linh kiện nhập khẩu. Các mức thuế mới này thực tế sẽ khiến việc xuất khẩu pin Mặt Trời sang Mỹ trở nên bất khả thi về mặt thương mại.

 Thế nhưng, chính những khó khăn thách thức từ mức thuế quan này lại trở thành đòn bẩy để tăng tốc quá trình chuyển đổi năng lượng tại đây, tạo điều kiện cho năng lượng xanh.

Giới phân tích từ lâu đã cảnh báo rằng các quốc gia Đông Nam Á đang rất chậm trong việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch như than đá. Đây là cơ hội kép cho ngành điện Mặt Trời của khu vực Đông Nam Á. Khi bị chặn ở thị trường Mỹ, các công ty trong ngành có thể tập trung vào chuyển đổi năng lượng trong nước, thúc đẩy thị trường nội địa và tạo "hàng rào tự nhiên chống lại biến động bên ngoài".

Dù vậy, việc thay thế thị trường Mỹ không dễ dàng do quy mô lớn và năng lượng tái tạo trong khu vực còn non trẻ. Sự thành công còn phụ thuộc vào việc các nước biến động lực xuất khẩu thành một cuộc cách mạng công nghệ sạch tự thân./.

Bài liên quan
Ngay trong 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga đã chạm mốc hơn 10 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả ấn tượng này nối dài chuỗi tăng trưởng ngoạn mục của mặt hàng thủy sản chiến lược tại thị trường giàu tiềm năng bậc nhất châu Âu.
Ngay trong 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga đã chạm mốc hơn 10 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả ấn tượng này nối dài chuỗi tăng trưởng ngoạn mục của mặt hàng thủy sản chiến lược tại thị trường giàu tiềm năng bậc nhất châu Âu.
Thông tin cập nhật ngày 5/5 từ Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cho biết, trong dịp nghỉ lễ vừa qua, tính từ 30/4 đến 4/5, đã có trên 6.500 phương tiện chở hàng hóa xuất nhập khẩu được thông quan qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm 2024.
05/05/2025
Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
05/05/2025
Thực hiện quyết tâm đa dạng hóa thị trường và nguồn cung, Cơ quan Xúc tiến Xuất khẩu Canada (EDC) đã phối hợp với Đại học Dalhousie và Thương vụ Việt Nam tại Canada tổ chức buổi tọa đàm giúp các sinh viên là đại diện của những doanh nghiệp khởi nghiệp tại Nova Scotia, bờ Đông Canada, sang Việt Nam tìm hiểu thực tế.
05/05/2025
Sáng 5/5, Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) chính thức vận hành hệ thống KRX. Diễn biến phiên mở cửa khá chậm, VN-Index tăng hơn 8 điểm ngay khi mở cửa phiên giao dịch.
05/05/2025
Tin mới