Đa dạng hóa thị trường để xuất khẩu tôm “lách qua khe cửa hẹp”

Theo Người đưa tin - Thứ hai, ngày 26/05/2025 17:18 GMT+7

VASEP khuyến nghị, doanh nghiệp ngành tôm cần tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu theo hướng đa dạng thị trường, sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng.

Đa dạng hóa thị trường để xuất khẩu tôm “lách qua khe cửa hẹp”
VASEP khuyến nghị, doanh nghiệp ngành tôm cần tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu theo hướng đa dạng thị trường, sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 4/2025, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả tích cực này đến từ sự tăng trưởng đồng đều tại nhiều thị trường lớn, trong đó có sự gia tăng đột biến tại một số khu vực như Trung Quốc và Mỹ.

Dù xuất khẩu tôm đã phục hồi trong giai đoạn đầu năm, triển vọng trong các tháng tới vẫn còn nhiều ẩn số. Theo VASEP, để duy trì tăng trưởng và giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp cần tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường và sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng.

VASEP nhấn mạnh, việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP, RCEP… sẽ mở ra cơ hội thâm nhập sâu hơn vào các thị trường như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới như Trung Đông và Nam Mỹ, đồng thời không bỏ qua tiềm năng của thị trường nội địa.

tom1-17482332934611742550743.jpeg

Theo VASEP, một số kịch bản thuế đối ứng từ Mỹ đang khiến doanh nghiệp lo ngại, nhất là khi mức thuế đề xuất dành cho Việt Nam lên tới 46%, trong khi các nước cạnh tranh như Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan có thể chịu mức thuế thấp hơn.

Tại thị trường Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm đạt 389 triệu USD, tăng tới 103% so với cùng kỳ, chiếm gần 30% tổng giá trị xuất khẩu. Mức tăng trưởng ba con số chủ yếu nhờ xuất khẩu tôm hùm tăng mạnh.

Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc mới ban hành Hướng dẫn phát triển thực phẩm và dinh dưỡng giai đoạn 2025–2030, nhấn mạnh việc tiêu thụ thực phẩm giàu protein và tích hợp thủy sản vào chương trình dinh dưỡng học đường. Điều này có thể thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tôm trong dài hạn, đặc biệt với các sản phẩm có mức giá trung bình như tôm cỡ nhỏ và vừa.

Tuy vậy, VASEP cũng lưu ý, trong ngắn hạn, nhu cầu tôm đông lạnh tại Trung Quốc có dấu hiệu chững lại. Tính đến tháng 4/2025, nước này nhập khẩu hơn 269.000 tấn tôm nước ấm đông lạnh, giảm 9% về khối lượng so với cùng kỳ, dù giá trị vẫn tăng 1% nhờ giá trung bình tăng. Nguyên nhân là do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm, nguồn cung nội địa dồi dào và người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm với các yếu tố kinh tế vĩ mô.

Tại Mỹ, xuất khẩu tôm trong 4 tháng đầu năm đạt 193 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ. Riêng tháng 4, giá trị xuất khẩu tăng 25%, chủ yếu nhờ doanh nghiệp tranh thủ đẩy mạnh giao hàng trong thời gian Mỹ tạm hoãn áp thuế chống trợ cấp. Tuy nhiên, mức tăng này chưa được xem là bền vững do chính sách thuế của Mỹ vẫn chưa có quyết định cuối cùng. Các doanh nghiệp hiện đang tập trung xử lý đơn hàng đã ký, thận trọng khi ký hợp đồng mới và đồng thời tìm cách giảm chi phí, chuyển hướng sang các thị trường khác như châu Âu và châu Á.

Theo VASEP, một số kịch bản thuế đối ứng từ Mỹ đang khiến doanh nghiệp lo ngại, nhất là khi mức thuế đề xuất dành cho Việt Nam lên tới 46%, trong khi các nước cạnh tranh như Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan có thể chịu mức thuế thấp hơn. Điều này nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và thị phần của tôm Việt Nam tại Mỹ. Dù vậy, Việt Nam vẫn đang nỗ lực đàm phán và đáp ứng các yêu cầu từ phía Mỹ về thương mại, xuất xứ và sở hữu trí tuệ, với hy vọng chính sách thuế sẽ có điều chỉnh tích cực hơn.

Tại châu Âu, xuất khẩu tôm đạt 152 triệu USD trong 4 tháng, tăng 28% và chiếm gần 12% tổng kim ngạch. Đây là thị trường ổn định nhờ thói quen tiêu dùng tôm tại nhà, ít bị ảnh hưởng bởi biến động trong ngành dịch vụ hay giá cả. Trong bối cảnh các thị trường lớn như Mỹ tiềm ẩn rủi ro, châu Âu vẫn là điểm tựa quan trọng của ngành tôm Việt Nam.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt 169 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ. Đây là thị trường truyền thống với tiêu chuẩn cao và ổn định. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh đang gia tăng khi nhiều nước xuất khẩu khác cũng chú trọng vào thị trường này. Trong bối cảnh bất ổn tại Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam được khuyến nghị cần đầu tư mạnh hơn vào sản phẩm chế biến sâu, phát triển dòng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn Nhật Bản và tăng cường truyền thông thương hiệu./. 

Bài liên quan
Theo Hải quan Việt Nam, tháng 4/2025, xuất khẩu cá tra sang các thị trường đạt gần 175 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ. Lũy kế xuất khẩu cá tra 4 tháng đầu năm đạt 640 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
Theo Hải quan Việt Nam, tháng 4/2025, xuất khẩu cá tra sang các thị trường đạt gần 175 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ. Lũy kế xuất khẩu cá tra 4 tháng đầu năm đạt 640 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
Thêm một mặt hàng nông sản được xuất khẩu ra các nước trên thế giới là sản phẩm hành tím Ninh Hải của tỉnh Ninh Thuận.
26/05/2025
Từ ngày 5/5 vừa qua, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp...
26/05/2025
Để đạt được mục tiêu thặng dư thương mại hàng hóa 30 tỷ USD trong năm nay, doanh nghiệp cần nhanh chóng đa dạng hóa thị trường, linh hoạt ứng phó với hàng rào thuế quan...
26/05/2025
Bạn có bao giờ tự hỏi một viên kim cương, một chiếc túi xách hàng hiệu đã trải qua những công đoạn nào, được làm từ đâu và trong điều kiện nào không? Giờ đây, mọi thông tin về "cuộc đời" sản phẩm đều có thể được hé lộ chỉ bằng một mã QR.
26/05/2025
Tin mới