Hoa Kỳ ban hành quy định mới về phòng vệ thương mại

Mỹ Tâm (t/h) - Thứ tư, ngày 26/02/2025 15:00 GMT+7

Hoa Kỳ đã chính thức thông báo ban hành quy định mới về phòng vệ thương mại có hiệu lực kể từ ngày 15/1/2025.

Hoa Kỳ ban hành quy định mới về phòng vệ thương mại
Ảnh minh hoạ.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết, Hoa Kỳ đã chính thức thông báo ban hành quy định mới về phòng vệ thương mại có hiệu lực kể từ ngày 15/1/2025.

Cụ thể, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số quy định hiện hành như luật hóa các thủ tục và phương pháp đang áp dụng trên thực tế. Đồng thời, xây dựng hoặc sửa đổi các quy định pháp lý liên quan đến việc thu tiền đặt cọc, việc lựa chọn quốc gia thay thế; thời hạn nộp thông tin thực tế mới; thuế suất riêng rẽ; lựa chọn các bị đơn để điều tra; áp dụng dữ liệu bất lợi sẵn có; các khoản trợ cấp và một số sửa đổi khác. Để bảo vệ lợi ích chính đáng cho doanh nghiệp xuất khẩu, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị hiệp hội và doanh nghiệp xuất khẩu nghiên cứu kỹ quy định phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ trong quá trình xuất khẩu hàng hóa sang nước này.

Quy định mới xác định rõ khi nào áp dụng mức tiền đặt cọc theo đơn vị (per-unit basis) thay vì theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị nhập khẩu (ad valorem). Trong một số trường hợp, DOC có thể yêu cầu tính theo đơn vị nếu không có đủ thông tin để tính theo phương pháp ad valorem hoặc việc áp dụng mức tiền đặt cọc theo đơn vị phản ánh chính xác hơn thực tế giao dịch.

Ngoài ra, quy định về lựa chọn quốc gia thay thế, chuyển sang sử dụng ngân sách quốc nội (GDP) thay cho thu nhập quốc gia (GNI) như quy định cũ hay sử dụng cả GDP và GNI như dự thảo tháng 7 năm 2024) để xác định các quốc gia có mức độ phát triển kinh tế tương đương với từng quốc gia có nền kinh tế phi thị trường. Danh sách các quốc gia thay thế cho Việt Nam (cập nhật hàng năm) sẽ được DOC công bố sau khi ban hành quy định mới này.

Xem xét các quốc gia là nhà sản xuất đáng kể hàng hóa có thể so sánh với hàng hóa đang được đề cập. Theo đó, sau khi ban hành danh sách quốc gia thay thế, DOC sẽ tiếp tục chọn quốc gia là nhà sản xuất đáng kể hàng hóa có thể so sánh trong số các quốc gia tương đồng về kinh tế. Nếu có hơn một quốc gia có sự phát triển kinh tế tương đương và sản xuất hàng hóa tương tự có thể được xem là quốc gia thay thế tiềm năng, DOC sẽ xem xét tổng thể thông tin khi lựa chọn quốc gia thay thế. Các tiêu chí này bao gồm tính sẵn có, khả năng tiếp cận dữ liệu và chất lượng dữ liệu từ các quốc gia đó và sự tương đồng của các sản phẩm được sản xuất tại các quốc gia thay thế tiềm năng so với hàng hóa bị điều tra.

phong-ve-thuong-mai-doanh-nghi638422208657279089-83779016243331520147499-62237724242853592824416.webp

Hình minh hoạ.

Bên cạnh đó, sửa đổi quy định về thời gian nộp các thông tin thực tế theo hướng chặt hơn: Muộn nhất 60 ngày trước khi DOC ban hành kết luận sơ bộ hoặc kết quả rà soát sơ bộ trong vụ việc chống bán phá giá và 45 ngày trong vụ việc chống trợ cấp (trong khi thời hạn cũ là muộn nhất 30 ngày) để DOC có thêm thời gian xem xét các đề xuất về nước/giá trị thay thế để tính toán biên độ chống bán phá giá và ngưỡng chuẩn (benchmark) của nước thay thế để tính toán biên độ trợ cấp cho các nước có nền kinh tế phi thị trường.

Về việc xác định thuế suất riêng rẽ cho các doanh nghiệp thuộc các nước có nền kinh tế phi thị trường, DOC bổ sung quy định trường hợp nếu nhà nước sở hữu đa số trên 50% hoặc bằng/dưới 50% nhưng có quyền kiểm soát/chi phối các quyết định sản xuất/kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ không được hưởng thuế suất riêng rẽ.

4 trường hợp nhà nước sở hữu bằng/dưới 50% nhưng có quyền kiểm soát/chi phối các quyết định sản xuất/thương mại của doanh nghiệp gồm: Cổ phần sở hữu của nhà nước cho phép kiểm soát hoặc ảnh hưởng lớn hơn với quyết định sản xuất, thương mại và xuất khẩu của thực thể so với thông thường và mức độ kiểm soát hoặc ảnh hưởng là đáng kể…

DOC cũng bổ sung quy định các yếu tố để xem xét doanh nghiệp có chịu sự kiểm soát của Chính phủ về mặt pháp luật và trên thực tế. Mở rộng phạm vi áp dụng đối với doanh nghiệp xuất khẩu từ nước thứ ba: Nếu DOC xác định doanh nghiệp có trụ sở tại nước thứ ba nhưng thực chất vẫn bị kiểm soát bởi Chính phủ nền kinh tế phi thị trường, doanh nghiệp đó có thể bị áp mức thuế suất toàn quốc.

Rút ngắn thời gian nộp hồ sơ xin thuế suất riêng rẽ: Theo đó, trước đây, doanh nghiệp có 30 ngày sau khi công bố quyết định điều tra để nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ. Quy định mới rút ngắn thời hạn xuống 21 ngày nhằm giúp DOC nhanh chóng lựa chọn các doanh nghiệp tham gia điều tra chính thức.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, về lựa chọn bị đơn bắt buộc và bị đơn tự nguyện, DOC bổ sung quy định luật hóa phương pháp lựa chọn số lượng hợp lý bị đơn bắt buộc trong điều tra và rà soát chống bán phá giá/ chống trợ cấp. Theo đó, các nhà xuất khẩu lớn nhất về lượng được coi là đại diện cho nhà xuất khẩu khác không được lựa chọn làm bị đơn bắt buộc và mức thuế được tính cho bị đơn bắt buộc là cơ sở để tính mức thuế cho những nhà xuất khẩu khác. DOC có thể hủy bỏ việc chọn một bị đơn bắt buộc nếu bị đơn và nguyên đơn đồng ý miễn trừ trong vòng 5 ngày sau khi chọn. Bên cạnh đó, DOC cũng bổ sung quy định lựa chọn bị đơn tự nguyện trong điều tra/rà soát.

Về áp dụng dữ liệu bất lợi sẵn có bổ sung quy định cho phép DOC có thể áp dụng một phần hoặc toàn bộ các dữ liệu bất lợi sẵn có khi doanh nghiệp/Chính phủ xuất khẩu không hợp tác. Bên cạnh đó, có thể sử dụng bất kỳ biên độ trợ cấp đã tính toán cho các chương trình giống hệt hoặc tương tự của cùng một quốc gia hoặc bất kỳ chương trình nào khác mà DOC cho là hợp lý khi áp dụng dữ liệu bất lợi sẵn có trong vụ việc chống trợ cấp.

Mặt khác, có thể sử dụng bất kỳ biên độ bán phá nào trong vụ việc điều tra/rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm bị điều tra khi áp dụng dữ liệu bất lợi sẵn có; thậm chí sử dụng biên độ trợ cấp và bán phá giá cao nhất mà không cần phải ước tính mức thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp trong trường hợp doanh nghiệp/Chính phủ xuất khẩu hợp tác và không cần phải chứng minh biên độ này phản ánh "thực tế thương mại" của bên liên quan.

Về các khoản trợ cấp, DOC bổ sung quy định xác định trợ cấp thông qua mua hàng của Chính phủ từ một doanh nghiệp với giá cao hơn giá trị thị trường thực tế (MTAR), có mang lại lợi ích không chính đáng cho doanh nghiệp không. Ngoài ra, DOC bổ sung quy định mới về việc một công ty có thể nhận được trợ cấp xuất khẩu liên quan đến lợi ích từ việc miễn hoặc giảm thuế trực thu (như thuế thu nhập) hoặc thuế gián thu (thuế nhập khẩu) hoặc phí nhập khẩu trong trường hợp thuế do công ty phải trả khi có chương trình này ít hơn khi không có chương trình này, bao gồm cả do công ty nằm trong khu vực phi thuế quan do Chính phủ xuất khẩu thành lập.

Nếu công ty nhận trợ cấp là công ty cổ phần, bao gồm một công ty mẹ có hoạt động kinh doanh riêng, DOC sẽ phân bổ khoản trợ cấp theo doanh thu hợp nhất của công ty mẹ và các công ty con. Nếu có sự sở hữu chéo giữa một nhà sản xuất đầu vào cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho nhà sản xuất ở hạ nguồn và việc sản xuất sản phẩm đầu vào được thực hiện chủ yếu dành riêng cho việc sản xuất các sản phẩm hạ nguồn, DOC sẽ phân bổ các khoản trợ cấp mà nhà sản xuất đầu vào nhận được trên tổng doanh thu của sản phẩm đầu vào và sản phẩm hạ nguồn được sản xuất bởi cả hai doanh nghiệp (không bao gồm doanh thu giữa hai doanh nghiệp).

Bên cạnh đó, nếu có sự sở hữu chéo giữa một công ty cung cấp điện, khí đốt tự nhiên hoặc tiện ích tương tự khác và nhà sản xuất hàng hóa bị điều tra, DOC sẽ phân bổ các khoản trợ cấp mà nhà cung cấp đó nhận được vào doanh số bán hàng tổng hợp của nhà cung cấp đó và doanh số bán sản phẩm của nhà sản xuất hàng hóa bị điều tra.

Bỏ quy định các khoản trợ cấp liên kết toàn diện, trợ cấp nông nghiệp và trợ cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải là "riêng biệt" và bổ sung quy định cứu trợ thiên tai, đại dịch và trợ cấp hỗ trợ việc làm cho những nhóm lao động theo phân loại chung mà không chỉ hạn chế với các ngành/doanh nghiệp cụ thể không phải là "riêng biệt", do đó không bị áp thuế chống trợ cấp.

Bổ sung quy định cho phép áp dụng một mức thuế trợ cấp duy nhất trên toàn quốc nếu không xác định được mức thuế riêng rẽ và làm rõ rằng mức thuế suất toàn quốc (wide-entity rate) của một nước có nền kinh tế phi thị trường không giống với mức thuế suất khác (all-others rate) của các nước có nền kinh tế thị trường./.

Bài liên quan
Công ty năng lượng Na Uy Equinor cho biết Mỹ đã ra lệnh dừng xây dựng dự án trang trại gió ngoài khơi bờ biển New York, với lý do các phân tích môi trường của chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Joe Biden là chưa đầy đủ.
Công ty năng lượng Na Uy Equinor cho biết Mỹ đã ra lệnh dừng xây dựng dự án trang trại gió ngoài khơi bờ biển New York, với lý do các phân tích môi trường của chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Joe Biden là chưa đầy đủ.
Dù đã tham gia 20 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó 16 FTA đã có hiệu lực, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc khai thác hiệu quả lợi ích từ các hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu.
26/02/2025
Với thuế đối ứng, kinh tế Việt Nam đối diện thách thức lớn. Song, “trong nguy có cơ”, đây là cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tự chủ.
26/02/2025
“Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, bất chấp những khó khăn từ áp lực thuế quan.
26/02/2025
Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tái khởi động hàng loạt đòn thuế nhằm vào hàng hóa nước ngoài, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell cho rằng những thay đổi này có thể khiến nước Mỹ rơi vào một kịch bản kinh tế rủi ro cao chưa từng thấy trong hàng thập kỷ qua.
26/02/2025
Tin mới
  • 18/04/2025
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2066/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án đánh giá tổng thể mạng lưới xe buýt, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và sản lượng vận tải hành khách công cộng. Trong đó, một trong những mục tiêu trọng tâm là chuyển đổi đội xe buýt hiện nay sang sử dụng điện và năng lượng xanh.
  • 18/04/2025
    Một nghiên cứu mới từ Câu lạc bộ ô tô Đức (ADAC) – tổ chức cứu hộ xe lớn nhất châu Âu – cho thấy, xe điện (EV) đang chứng minh được độ tin cậy vượt trội so với xe sử dụng động cơ đốt trong (ICE), với tỷ lệ sự cố thấp gần một nửa trong giai đoạn 2020 - 2022.
  • 18/04/2025
    Hàng trăm khách hàng tại Hà Nội đang rơi vào trạng thái hoang mang, khi phát hiện những hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ trị giá hàng trăm triệu đồng ký kết với Công ty TNHH Du lịch quốc tế Luxury Vacation Club có dấu hiệu không rõ ràng, người ký hợp đồng nay đã “biến mất”, còn công ty thì thay đổi địa chỉ, chuyển văn phòng chỉ sau thời gian ngắn thành lập.
  • 18/04/2025
    Người tiêu dùng Việt Nam đang hy vọng, thời gian tới sẽ được mua hàng Mỹ với giá thấp hơn hiện nay do mức thuế nhập khẩu được điều chỉnh giảm sâu.
  • 18/04/2025
    Một khu phi thuế quan quy mô lớn đang được triển khai tại Phú Quốc, kỳ vọng trở thành điểm nhấn thương mại mới khi đảo ngọc đăng cai Tuần lễ Cấp cao APEC 2027.
  • 18/04/2025
    Công ty năng lượng Na Uy Equinor cho biết Mỹ đã ra lệnh dừng xây dựng dự án trang trại gió ngoài khơi bờ biển New York, với lý do các phân tích môi trường của chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Joe Biden là chưa đầy đủ.
  • 18/04/2025
    Sau gần 350 giờ giờ vận hành và 3.000 lần uốn cong với bán kính 1cm, thiết bị vẫn giữ được hơn 90% hiệu suất ban đầu, cho thấy độ bền cơ học và ổn định lâu dài vượt trội.
  • 18/04/2025
    Từ đầu năm tới nay, đã có 148 nhà cung cấp nước ngoài trong đó có Google, Meta, Microsoft, TikTok..., đăng ký, kê khai, nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài, với số tiền nộp lũy kế là 2.832 tỷ đồng.
  • 17/04/2025
    Ngày 15/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chính thức ký kết các nghị định thư xuất khẩu chính ngạch ớt, chanh leo, tổ yến và cám gạo sang thị trường Trung Quốc. Đây là một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác nông nghiệp song phương, đồng thời mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường đầy tiềm năng này.
  • 17/04/2025
    Dù đã tham gia 20 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó 16 FTA đã có hiệu lực, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc khai thác hiệu quả lợi ích từ các hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu.